Giải pháp về tuyên truyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp quản lý côn trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến - Tam Quy - Hà Trung - Thanh Hóa (Trang 62 - 63)

Nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng trong đó đi sâu vào việc bảo vệ và quản lý côn trùng rừng Sến thông qua 2 việc:

+ Nâng cao nhận thức của ng−ời dân vùng đệm về nghĩa vụ phải bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và môi tr−ờng.

+ Nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong Lâm tr−ờng và khu bảo tồn về giá trị đích thực của rừng Sến, vai trò của hệ côn trùng rừng Sến. Đặc biệt là ng−ời dân ở các trang trại rừng, ng−ời dân có diện tích đất canh tác giáp ranh với rừng Sến bằng các hình thức tuyên truyền phong phú, tự ký cam kết bảo vệ rừng, lên lịch bảo vệ rừng, các tờ rơi giới thiệu giá trị rừng Sến, hệ thống biển báo, tuyên truyền, các ph−ơng tiện thông tin đại chúng nh− truyền thanh xã, thôn xóm, chiếu các băng video về bảo vệ rừng và rừng Sến. Làm cho ng−ời dân và cán bộ công nhân

viên chức thấy rõ đ−ợc cái lợi khi bảo tồn đ−ợc rừng Sến và những thiệt hại nếu rừng Sến bị xâm hại hay mất đi. Có thể đ−a ra áp ụng một số giải pháp cụ thể sau:

- Từ kết quả điều tra cơ bản về rừng Sến, biên soạn tài liệu tuyên truyền về rừng Sến.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền ở cơ sở: gắn với công tác tuyên truyền xã hội của ban văn hoá tuyên truyền các xã vùng đệm nhằm đ−a nội dung các bộ luật liên quan đến bảo vệ rừng, môi tr−ờng, đa dạng, sinh học... đến ng−ời dân.

Có thể tổ chức ngay vào dịp tổng kết công tác bảo vệ rừng hàng năm và các ngày Lâm nghiệp Việt Nam, ngày môi tr−ờng thế giới, đ−a nội dung quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ côn trùng vào nội dung hoạt động của các đoàn thể quần chúng, các hiệp hội Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn TNCSHCM, đội TNTP và vào trong các nhà tr−ờng.

- Mở các cuộc thi tìm hiểu về rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ côn trùng nói chung và côn trùng rừng Sến nói riêng. Có hội đồng giám khảo chấm điểm xét th−ởng tại các tr−ờng, các cộng đồng. Đây là một điểm thi đua của các tr−ờng các đoàn thể, chính quyền ở vùng đệm.

* Muốn làm đ−ợc các giải pháp trên thì trong kinh phí dự án phải phân tích và có chỉ tiêu cụ thể cho từng hạng mục. Đây là việc làm th−ờng xuyên của Ban quản lý khu bảo tồn. Có nh− vậy mới có thể hỗ trợ các trang thiết bị tuyên truyền đến các xã khu dân c−, giao điểm các nút giao thông, ban tuyên truyền các xã và các tr−ờng học nh− đèn chiếu, video, hệ thống truyền thanh, truyền hình...phục vụ cho công tác bảo vệ tài nguyên rừng trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp quản lý côn trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến - Tam Quy - Hà Trung - Thanh Hóa (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)