Trong điều kiện hiện tại, khi quyết định của UBND Tỉnh chỉ cho khu bảo tồn có 7 định suất biên chế, trong đó có 6 định suất bảo vệ thì chỉ có thể bảo vệ 272,4 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bên trong khu bảo tồn, do vậy để bảo vệ đ−ợc trọn vẹn cả diện tích khu bảo tồn cần phải có sự tham gia của ng−ời dân và chính quyền các xã Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông và Hà Ninh.
Chúng tôi đề xuất nh− sau:
Với rừng ở vùng đệm, phải tiến hành việc giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình - −u tiên tr−ớc hết cho các hộ là công nhân và con em công nhân của Lâm
tr−ờng, kế tiếp là các hộ dân sống gần rừng có đời sống gắn bó mật thiết với rừng. Một mặt tạo cho ng−ời dân có công ăn việc làm t−ơng đối ổn định, có thêm thu nhập từ khâu bảo vệ rừng theo định xuất 50.000đ/ha/năm, sau nữa là có thể có thêm thu nhập từ việc nhặt quả, hạt và chích nhựa Thông bán cho Lâm tr−ờng. Trong quá trình thực hiện những loại công việc trên ng−ời dân đồng thời có trách nhiệm trong việc phát hiện các loài sâu bệnh hại rừng trên diện tích rừng đ−ợc giao quản lý và bảo vệ để báo cho Lâm tr−ờng và Ban quản lý Khu bảo tồn biết và xử lý, đồng thời kiểm soát đ−ợc các hành vi xâm hại rừng, hạn chế những tác nhân đem lửa vào rừng để phòng cháy rừng. Mặt khác do đ−ợc tận thu những sản phẩm trung gian d−ới tán rừng đ−ợc nhận khoán phần nào giải quyết nhu cầu về sinh hoạt và chất đốt ở khu vực vùng đệm nên cũng một phần nào đó giảm đi áp lực vào khu bảo tồn. Trong khu vực vùng đệm, ở những nơi còn có đất trống nên khuyến khích ng−ời đân trồng thêm những loài cây cải tạo đất nh− các loài keo, những loài cây ăn quả thích hợp vừa có tác dụng cải tạo đất, vừa tăng độ che phủ chống xói mòn lại có thêm thu nhập chỉ sau một khoảng thời gian ngắn độ 3-5 năm. Việc trồng thêm các loài cây có nhiều hoa còn có tác dụng rất hữu hiệu là tạo ra nơi khu trú cho các loài côn trùng, đặc biệt là các loài côn trùng có ích là thiên địch của các loài sâu hại. Bù lại côn trùng sẽ làm cho mùa màng bội thu bằng việc thụ phấn cho các loài cây có hoa đậu quả. Hoa của các loại cây trồng lại là nguồn thức ăn cung cấp cho nghề nuôi Ong, một nghề truyền thống của địa ph−ơng.
Thực hiện việc xây dựng các qui −ớc, h−ơng −ớc trong cộng đồng các thôn bản của các xã vùng đệm, tiến hành việc ký cam kết bảo vệ rừng giữa khu bảo tồn với các hộ dân có sự chứng kiến của chính quyền xã và lực l−ợng Kiểm lâm sẽ mang lại tác dụng to lớn về cả hai mặt tuyên truyền nâng cao dân trí và bảo vệ tài nguyên rừng.
Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật điều tra phát hiện sâu bệnh hại rừng, phổ cập ph−ơng pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp (IPM) cho lực l−ợng tham gia bảo vệ rừng và các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng ở 4 xã của vùng đệm.
Hoàn thiện việc hoạch định ranh giới chính xác của khu bảo tồn bằng hệ thống các cọc mốc ranh giới, xây dựng ngay các trạm bảo vệ rừng và hệ thống các bảng qui −ớc, các biển báo. Làm và hoàn thiện hệ thống đ−ờng tuần tra bảo vệ phối hợp với đ−ờng du lịch sinh thái.
Xây dựng cho đ−ợc hệ thống đ−ờng hào và hàng rào bảo vệ khu bảo tồn bằng cây xanh nh− đã thiết kế và thi công dở dang.
5.6.1.5. Giải pháp quản lý côn trùng thiên địch vμ côn trùng đặc sản
a) Quản lý các loài côn trùng thiên địch
Theo kết quả điều tra khu vực nghiên cứu có 48 loài côn trùng ăn thịt, 6 loài côn trùng ký sinh (bảng 5.11). Trong số các loài thiên địch này các loài Bọ ngựa bụng rộng (Hierodula patellifera), Bọ ngựa Trung quốc (Tenodera sinensis), Bọ xít ăn sâu róm thông (Sycanus croceovittatus), các loài Hành trùng (Carabidae), Hổ trùng (Cicindelidae), Kiến (Formicidae), Ong ký sinh, Ruồi ký sinh là những loài rất có ý nghĩa. Để quản lý các loài côn trùng thiên địch cần chú ý tới những điểm chung sau đây:
• Ng−ời quản lý cần có các biện pháp hợp lý để tạo điều kiện cho thiên địch có mặt đúng nơi, đúng lúc với một số l−ợng đủ lớn.
• Việc sử dụng côn trùng thiên địch chỉ có thể thành công khi có đủ các hiểu biết về đặc điểm sinh học của thiên địch, ký chủ hoặc con mồi và có các điều kiện kinh tế, xã hội phù hợp.
• Làm tốt công tác bảo vệ thiên địch: Nhiều loài côn trùng ký sinh thuộc nhóm Ong có kích th−ớc rất nhỏ nên việc nhận biết chúng th−ờng rất khó khăn, đặc biệt là đối với những ng−ời không chuyên môn, vì thế hình thức tuyên truyền bằng tranh, ảnh, tờ rơi là biện pháp thích hợp để động viên nhiều ng−ời cùng tham gia vào công tác bảo vệ côn trùng thiên địch. Đa số các loài côn trùng ký sinh tr−ớc khi đẻ trứng th−ờng ăn bổ sung với thức ăn là mật hoa hay mật rệp. Vì vậy để tăng khả năng ký sinh của chúng cần có biện pháp bảo vệ cây bụi, thảm t−ơi, nhất là đối với các loài cây có nhiều hoa nở vào dịp xuất hiện pha tr−ởng thành của ký sinh hoặc có thể trồng xen cây có mật hoa mà ký sinh −a thích hoặc phun n−ớc đ−ờng vào trong rừng khi thấy cần thiết phải tập trung ký sinh. Để bảo vệ
nơi ở của thiên địch cần ngăn cấm việc chặt phá các loài cây bụi, đặc biệt là các loài cây có nhiều mật, bảo vệ lớp thảm mục là nơi c− trú và phát triển của nhiều loài ruồi ký sinh. Trong quá trình tiến hành phòng trừ sâu hại bằng thuốc hoá học cần tránh phun thuốc lên nơi c− trú −a thích của ký sinh là cây bụi, thảm mục... Chỉ nên phun thuốc trừ sâu vào nơi thực sự có sâu hại tập trung với mật độ lớn. Trong một khu vực có dịch sâu hại không nhất thiết phải xử lý triệt để toàn bộ diện tích có sâu hại bằng thuốc trừ sâu, cần chọn ra một dải rừng thích hợp không sử dụng thuốc để ký sinh có nơi an toàn cho sự phát sinh phát triển của chúng.
• áp dụng biện pháp “Tập trung thiên địch”.
b) Quản lý các loài côn trùng đặc sản, quý hiếm
Trong khu vực nghiên cứu có 2 loài Ong mật (Apis cerana, A. dorsata), 175 loài có thể thụ phấn cho cây, một số loài thuộc diện quý hiếm sau đây:
Bảng 5.12: Các loài Côn trùng quý hiếm
(Ghi chú: E: Endangered = Đang nguy cấp; V: Vulnerable = Sẽ nguy cấp; R: rare = Hiếm;
T: Threatened = Bị đe dọa)
STT Tênkhoa học Tên Việt Nam hiếm Quý
1 Mantis religiosa Linnaeus Bọ ngựa xanh thông th−ờng V
2 Creobroter urbanus Bọ ngựa vằn V
3 Actias seleneHubner Ngài mặt trăng R
4 Attacus atlas Linnaeus B−ớm khế R
5 Graphium antiphates Cramer B−ớm ph−ợng cánh kiếm E 6 Lamprotera curius Fabricius B−ớm ph−ợng cánh đuôi nheo T 7 Troides helena Rothschild B−ớm ph−ợng cánh sau vàng E 8 Euploea mulciber Cramer B−ớm đốm mulci VU Đây là những loài đặc biệt cần đ−ợc bảo vệ và phát triển. Trong công tác quản lý côn trùng ngoài những điểm liên quan đến công tác tuyên truyền cần chú ý tới nguồn thức ăn (mật hoa, phấn hoa, thức ăn của sâu non...), nơi ở của chúng để có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý.
5.6.1.6. Giải pháp quản lý sâu hại Sến
Do Sến là loài cây chính của KBTTN rừng Sến Tam Quy nên công tác quản lý côn trùng đ−ơng nhiên phải rất chú ý tới các đối t−ợng sâu hại của loài cây này.
Về cơ bản công tác quản lý côn trùng có hại bao gồm các vấn đề: Nghiên cứu cơ bản (đặc điểm sinh vật học, sinh thái học); Công tác điều tra, dự tính dự báo; Công tác phòng trừ.
a) Đối với Sâu cuốn lá Sến (Cerace stipatana Walker)
Đây là loài sâu hại mới đ−ợc nghiên cứu nên các thông tin về nó còn rất ít vì thế cần đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, tập trung làm rõ các vấn đề về đặc điểm vòng đời, nhu cầu thức ăn - mức độ gây hại của sâu, các tập tính đặc biệt, quan hệ sinh thái, khả năng phát dịch... để có cơ sở sử dụng biện pháp dự báo và phòng trừ thích hợp. Căn cứ vào đặc điểm vòng đời Sâu cuốn lá Sến có thể xây dựng lịch dự báo nh− sau:
Bảng 5.13: Lịch điều tra, dự tính dự báo Sâu cuốn lá Sến Pha sâu hại vμ biện pháp điều tra
Stt Thời gian Nhộng Tr−ởng thμnh Trứng Sâu non Ghi chú I 20 - 30/03 01 - 15/04 ĐT 10 cây Bẫy đèn ĐT 10 cây ĐT 10 cây II 15 - 20/06 25/06 - 05/07
(ĐT 10 cây) (Bẫy đèn) (ĐT 10 cây)
(ĐT 10 cây) (ĐT 10 cây) III 10 - 15/08
20 - 25/08
(ĐT 10 cây) (Bẫy đèn) (ĐT 10 cây)
(ĐT 10 cây) (ĐT 10 cây) IV 25/09 - 05/10
15/10 - 20/10
(ĐT 10 cây) (Bẫy đèn) (ĐT 10 cây)
(ĐT 10 cây) (ĐT 10 cây)
Trong bảng trên ĐT 10 cây (Biện pháp điều tra 10 cây) đ−ợc áp dụng đối với các pha không phải tr−ởng thành. Do thế hệ 1 là lứa sâu nguy hiểm nhất nên trong tr−ờng hợp bình th−ờng chỉ tiến hành các biện pháp điều tra ở thế hệ này (stt 1 trong bảng 5.13). Đối với các thế hệ khác sẽ thực hiện điều tra nh− kế hoạch nêu trong bảng khi kết quả điều tra ở thế hệ 1 thu đ−ợc ≥ 10 nhộng hoặc ≥ 12 sâu non/100 mẫu cành (theo kinh nghiệm phòng trừ sâu cuốn lá của Trung Quốc [51] .
∗ Biện pháp điều tra 10 cây:
Chọn điểm điều tra và chọn cây điều tra: Mỗi ô tiêu chuẩn có Sến (Ô số 1-8 trong bảng 5.1) chọn 10 cây Sến theo ph−ơng pháp ngẫu nhiên, sau đó cắt mỗi cây 10 đoạn cành dài 30cm, mẫu cành phải có đỉnh sinh tr−ởng và phân bố đều trên tán cây. Kiểm tra ổ trứng, tổ sâu non, nhộng để xác định số l−ợng trứng, sâu non, nhộng.
∗ Biện pháp điều tra sâu tr−ởng thành: Có thể kiểm tra sự xuất hiện của sâu tr−ởng thành bằng các quan sát bẫy đèn đặt tại trạm Kiểm lâm Tam Quy nằm trong khu bảo tồn.
∗ Công tác phòng trừ:
Cắt, thu gom cành có sâu cuốn lá đem đốt đi.
Đối với cây Sến còn nhỏ (v−ờn −ơm, rừng tuổi nhỏ) khi bị sâu cuốn lá có thể dùng tay bóp chết sâu non.
Bảo vệ các loài thiên địch nh− côn trùng ăn thịt, côn trùng ký sinh, chim... Khi cần thiết có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ hoặc
Bacillus thuringiensis (Bt).
b) Đối với Rệp hại lá Sến Rệp hại lá Sến là loài sâu hại hầu nh− ch−a có thông tin về chúng vì thế cần chú ý nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loại sâu này. Nghiên cứu của Nguyễn văn Trung [26] đã tạm xác định Rệp hại lá Sến thuộc họ Psyllidae, bộ Homoptera.
- Triệu chứng: ở các lá non của cây Sến xuất hiện từ 1 đến 10 chấm hình tròn ở trên mặt lá, các chấm hình tròn đó phồng to dần lên theo hai bên gân chính của lá và làm cho lá không phát triển đ−ợc. ở giai đoạn tuổi nhỏ, tại các nốt phồng xuất hiện dịch nhầy màu trắng.
- Hình thái: Loài này có kích th−ớc từ 1 đến 3mm. Đầu bé, miệng chích hút, mảnh l−ng vàng, bụng xanh.
- Phân bố và tình hình phá hoại: Loài này chỉ chuyên hại lá non của cây Sến, làm lá phồng lên và không có khả năng phát triển, làm giảm khả năng quang hợp của lá. Chúng phát triển mạnh vào những ngày thời tiết râm mát, m−a nhẹ, đặc biệt vào giai đoạn cây Sến nảy chồi, ra lá non.
Nh− vậy biện pháp quản lý loài sâu hại này có thể kết hợp với các biện pháp quản lý Sâu cuốn lá Sến.
c) Đối với Mối (Macrotermes spp. Termitidae)
Mối đất lớn là loài đa thực nên phân bố rộng, có ở khắp cá loại rừng của KBTTN rừng Sến Tam Quy. Các biện pháp quản lý mối bao gồm:
• Làm tốt công tác vệ sinh rừng trong nuôi d−ỡng và tỉa th−a.
• Bảo vệ chim, ếch nhái, bò sát và các loài côn trùng ăn thịt nh− Kiến, Hành trùng....
• Bảo vệ thảm t−ơi, cây bụi... là nguồn thức ăn của Mối để chúng không ăn hại cây Sến nhỏ, nhất là ở rừng mới trồng.
• Chú ý kiểm tra phát hiện Mối kịp thời, có thể sử dụng mồi nhử là cành, lá cây.
• Sử dụng biện pháp đào bắt hoặc biện pháp lây truyền.
5.6.2. Các giải pháp khu vực
Tại các khu vực khác nhau của KBTTN rừng Sến Tam Quy có thể xác định các đối t−ợng cây trồng chủ yếu và sâu hại của chúng. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài sâu hại này có thể tham khảo trong tài liệu số [16].
5.6.2.1. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực hμng rμo xanh
Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có hệ thống hàng rào xanh gồm các loài cây Tre gai, Keo lá tràm, Mây. Các loài sâu hại chủ yếu của khu vực này là Châu chấu, Vòi voi (hại tre), sâu ăn lá thuộc họ Ngài đêm, họ Sâu kèn, họ Bọ lá (hại Keo) và Mối (hại tất cả các loài cây).
Để giám sát các đối t−ợng sâu hại này, coi hệ thống hàng rào xanh nh− là một tuyến điều tra. Cứ cách khoảng 100m chọn 1 điểm điều tra. Vào tháng 3-4 điều tra nhộng/sâu tr−ởng thành Vòi voi, trứng Châu chấu theo ph−ơng pháp điều tra sâu d−ới đất, mỗi điểm điều tra 1-2 ô dạng bản 1m2. Đối với các loài sâu ăn lá khác và mối tiến hành điều tra mỗi điểm 5 cây cho mỗi đối t−ợng cây trồng. Khi thấy sâu hại có mật độ khá cao tiến hành các biện pháp sau đây:
∗ Đối với sâu hại Tre gai:
Theo Nguyễn Thế Nhã [21], nguyên lý chung để quản lý sâu hại Tre là đẩy mạnh việc áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp trên cơ sở sinh thái học, sử dụng tốt các sinh vật có ích và các yếu tố tự nhiên khác để điều khiển quần thể sâu hại. Các loài côn trùng thiên địch chính của sâu hại tre là các loài Bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu.
Các biện pháp phòng trừ châu chấu:
• Đào diệt trứng, nhất là ở nơi có nhiều xác châu chấu (tháng 3-4). • Thu hút châu chấu bằng mồi nhử là lúa ngâm n−ớc tiểu trong 12h.
• Dùng Diazinon 50EC hay Supracid 40EC: 1kg/ha hoặc dùng thuốc sữa 50% Dipterex, Bassa 50EC pha 0,5% để diệt sâu non.
• Bảo vệ thiên địch.
Các biện pháp phòng trừ Vòi voi hại măng (Vòi voi lớn chân dài
Cyrtotrachelus longimanus):
• Xới đất diệt nhộng và sâu tr−ởng thành. • Bắt giết sâu tr−ởng thành
• Miết chết trứng bằng dao
• Quét thuốc Trichloton 50%, pha loãng 3% vào chỗ có trứng (cách mặt đất khoảng 1m)
∗ Đối với sâu hại Keo:
• Kịp thời phát hiện (điều tra gốc, thân cây, bẫy đèn...) • Sử dụng vòng dính khi thấy có nhiều sâu non Sâu nâu. • Bảo vệ thiên địch (Kiến, Ong ký sinh....).
• Sử dụng thuốc hóa học nh− Sumathion 50EC, Trebon, Ofatox, Karate 25EC
5.6.2.2. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực hiện lμ trảng cỏ, cây bụi
Diện tích hiện là trảng cỏ cây bụi sẽ đ−ợc trồng Sến vì thế đây là khu vực cần có các giải pháp quản lý côn trùng giống nh− giải pháp quản lý chung cho đối t−ợng cây trồng Sến. Do trảng cỏ cây bụi có đặc điểm riêng nên tr−ớc mắt ch−a phải tiến hành phòng trừ sâu hại. Khi tiến hành trồng Sến cần có các giải pháp quản lý sau:
• Chọn Sến đem trồng có chất l−ợng tốt, không có sâu bệnh. • Chú ý diệt trừ các loài Dế, Mối là những loài hay hại cây con. • Làm tốt công tác vệ sinh, chăm sóc Sến sau khi trồng.
• Bảo vệ các loài thiên địch nh− Bò sát, ếch nhái, Chim, Kiến, Bọ ngựa... • Bảo vệ các loài cây bụi, thảm t−ơi để Sến có bóng che và các loài thiên địch
có nơi c− trú, thức ăn bổ sung.
• Sau khi trồng 1 năm cần chú ý điều tra theo dõi tình hình sâu bệnh vào các tháng 2-4.
5.6.2.3. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực rừng trồng Muồng, Keo, Sở
Ngoài các giải pháp t−ơng tự nh− khu vực trảng cỏ, cây bụi cần chú ý bảo vệ