Giải pháp quản lý sâu hại Sến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp quản lý côn trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến - Tam Quy - Hà Trung - Thanh Hóa (Trang 67 - 70)

Do Sến là loài cây chính của KBTTN rừng Sến Tam Quy nên công tác quản lý côn trùng đ−ơng nhiên phải rất chú ý tới các đối t−ợng sâu hại của loài cây này.

Về cơ bản công tác quản lý côn trùng có hại bao gồm các vấn đề: Nghiên cứu cơ bản (đặc điểm sinh vật học, sinh thái học); Công tác điều tra, dự tính dự báo; Công tác phòng trừ.

a) Đối với Sâu cuốn lá Sến (Cerace stipatana Walker)

Đây là loài sâu hại mới đ−ợc nghiên cứu nên các thông tin về nó còn rất ít vì thế cần đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, tập trung làm rõ các vấn đề về đặc điểm vòng đời, nhu cầu thức ăn - mức độ gây hại của sâu, các tập tính đặc biệt, quan hệ sinh thái, khả năng phát dịch... để có cơ sở sử dụng biện pháp dự báo và phòng trừ thích hợp. Căn cứ vào đặc điểm vòng đời Sâu cuốn lá Sến có thể xây dựng lịch dự báo nh− sau:

Bảng 5.13: Lịch điều tra, dự tính dự báo Sâu cuốn lá Sến Pha sâu hại vμ biện pháp điều tra

Stt Thời gian Nhộng Tr−ởng thμnh Trứng Sâu non Ghi chú I 20 - 30/03 01 - 15/04 ĐT 10 cây Bẫy đèn ĐT 10 cây ĐT 10 cây II 15 - 20/06 25/06 - 05/07

(ĐT 10 cây) (Bẫy đèn) (ĐT 10 cây)

(ĐT 10 cây) (ĐT 10 cây) III 10 - 15/08

20 - 25/08

(ĐT 10 cây) (Bẫy đèn) (ĐT 10 cây)

(ĐT 10 cây) (ĐT 10 cây) IV 25/09 - 05/10

15/10 - 20/10

(ĐT 10 cây) (Bẫy đèn) (ĐT 10 cây)

(ĐT 10 cây) (ĐT 10 cây)

Trong bảng trên ĐT 10 cây (Biện pháp điều tra 10 cây) đ−ợc áp dụng đối với các pha không phải tr−ởng thành. Do thế hệ 1 là lứa sâu nguy hiểm nhất nên trong tr−ờng hợp bình th−ờng chỉ tiến hành các biện pháp điều tra ở thế hệ này (stt 1 trong bảng 5.13). Đối với các thế hệ khác sẽ thực hiện điều tra nh− kế hoạch nêu trong bảng khi kết quả điều tra ở thế hệ 1 thu đ−ợc ≥ 10 nhộng hoặc ≥ 12 sâu non/100 mẫu cành (theo kinh nghiệm phòng trừ sâu cuốn lá của Trung Quốc [51] .

Biện pháp điều tra 10 cây:

Chọn điểm điều tra và chọn cây điều tra: Mỗi ô tiêu chuẩn có Sến (Ô số 1-8 trong bảng 5.1) chọn 10 cây Sến theo ph−ơng pháp ngẫu nhiên, sau đó cắt mỗi cây 10 đoạn cành dài 30cm, mẫu cành phải có đỉnh sinh tr−ởng và phân bố đều trên tán cây. Kiểm tra ổ trứng, tổ sâu non, nhộng để xác định số l−ợng trứng, sâu non, nhộng.

Biện pháp điều tra sâu tr−ởng thành: Có thể kiểm tra sự xuất hiện của sâu tr−ởng thành bằng các quan sát bẫy đèn đặt tại trạm Kiểm lâm Tam Quy nằm trong khu bảo tồn.

Công tác phòng trừ:

Cắt, thu gom cành có sâu cuốn lá đem đốt đi.

Đối với cây Sến còn nhỏ (v−ờn −ơm, rừng tuổi nhỏ) khi bị sâu cuốn lá có thể dùng tay bóp chết sâu non.

Bảo vệ các loài thiên địch nh− côn trùng ăn thịt, côn trùng ký sinh, chim... Khi cần thiết có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ hoặc

Bacillus thuringiensis (Bt).

b) Đối với Rệp hại lá Sến Rệp hại lá Sến là loài sâu hại hầu nh− ch−a có thông tin về chúng vì thế cần chú ý nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loại sâu này. Nghiên cứu của Nguyễn văn Trung [26] đã tạm xác định Rệp hại lá Sến thuộc họ Psyllidae, bộ Homoptera.

- Triệu chứng: ở các lá non của cây Sến xuất hiện từ 1 đến 10 chấm hình tròn ở trên mặt lá, các chấm hình tròn đó phồng to dần lên theo hai bên gân chính của lá và làm cho lá không phát triển đ−ợc. ở giai đoạn tuổi nhỏ, tại các nốt phồng xuất hiện dịch nhầy màu trắng.

- Hình thái: Loài này có kích th−ớc từ 1 đến 3mm. Đầu bé, miệng chích hút, mảnh l−ng vàng, bụng xanh.

- Phân bố và tình hình phá hoại: Loài này chỉ chuyên hại lá non của cây Sến, làm lá phồng lên và không có khả năng phát triển, làm giảm khả năng quang hợp của lá. Chúng phát triển mạnh vào những ngày thời tiết râm mát, m−a nhẹ, đặc biệt vào giai đoạn cây Sến nảy chồi, ra lá non.

Nh− vậy biện pháp quản lý loài sâu hại này có thể kết hợp với các biện pháp quản lý Sâu cuốn lá Sến.

c) Đối với Mối (Macrotermes spp. Termitidae)

Mối đất lớn là loài đa thực nên phân bố rộng, có ở khắp cá loại rừng của KBTTN rừng Sến Tam Quy. Các biện pháp quản lý mối bao gồm:

• Làm tốt công tác vệ sinh rừng trong nuôi d−ỡng và tỉa th−a. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Bảo vệ chim, ếch nhái, bò sát và các loài côn trùng ăn thịt nh− Kiến, Hành trùng....

• Bảo vệ thảm t−ơi, cây bụi... là nguồn thức ăn của Mối để chúng không ăn hại cây Sến nhỏ, nhất là ở rừng mới trồng.

• Chú ý kiểm tra phát hiện Mối kịp thời, có thể sử dụng mồi nhử là cành, lá cây.

• Sử dụng biện pháp đào bắt hoặc biện pháp lây truyền.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp quản lý côn trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến - Tam Quy - Hà Trung - Thanh Hóa (Trang 67 - 70)