Lim xanh là loài cây đi kèm với Sến trong các khu vực Sến + Lim, Lim + Sến. Các loài sâu hại đáng chú ý nhất ở đây là Sâu đo ăn lá Lim (Buzura suppresaria), Xén tóc và các loài hại thân, hại vỏ khác.
Để giám sát Sâu đo ăn lá Lim áp dụng các biện pháp sau:
• Điều tra nhộng vào tháng 1 theo ph−ơng pháp điều tra sâu d−ới đất. Mỗi khu vực có Lim (theo bảng 5.1; Ô tiêu chuẩn 3-7) điều tra 5 ô dạng bản. • Điều tra sâu tr−ởng thành (bổ sung cho điều tra nhộng) vào cuối tháng 1,
đầu tháng 2 bằng ph−ơng pháp bẫy đèn.
• Điều tra trứng vào thời điểm điều tra sâu tr−ởng thành theo ph−ơng pháp điều tra 10 cây: Mỗi ô tiêu chuẩn chọn 10 cây theo ph−ơng pháp ngẫu nhiên rồi kiểm tra ổ trứng trên thân cây (ổ trứng có phủ lông vàng).
Phòng trừ Sâu đo ăn lá Lim:
• Dùng bẫy đèn bắt sâu tr−ởng thành
• Bắt nhộng vào cuối tháng 1 và giữa tháng 6
• Diệt sâu non bằng cách bắt giết, sử dụng thiên địch (Kiến, Bọ ngựa..), sử dụng thuốc hóa học: Dipterex 50%, Bassa ... phun vào buổi chiều.
• Dùng vòng dính, vòng độc ngăn sâu non xuống đất hóa nhộng.
Quản lý sâu hại trên cây Lim bị tỉa th−a
Một giải pháp tu bổ rừng Sến của dự án là tỉa th−a Lim xanh bằng cách ken cây để hạn chế sự cạnh tranh của Lim đối với Sến. Ph−ơng pháp này có thể làm nảy
sinh những vấn đề trong quản lý sâu hại nh− sau: Sau khi ken cây Lim đ−ợc để lại rừng 2 năm, với tác động này cây Lim trở thành cây suy yếu rồi chết. Với thời gian 2 năm các loài sâu hại thứ sinh thích tấn công những cây bị suy yếu nh− các loài Mối, Mọt, Xén tóc và sâu đục thân cành khác sẽ có cơ hội thuận lợi. Do đó cần làm tốt công tác quản lý các cây Lim này, th−ờng xuyên kiểm tra cây đã ken sau khi xử lý. Có thể sử dụng các cây Lim bị ken này nh− cây mồi trong công tác giám sát và phòng trừ sâu hại thân cành.