MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống nông nghiệp (Trang 25 - 29)

* Quan niệm về phát triển bền vững

Thực tế đã cho thấy, tăng trưởng thuần tuý đã xuất hiện những hậu quả to lớn cho hiện tại và tương lai của xã hội loài người như làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái, nghèo đói và bất bình đẳng tăng lên, văn hoá, dân tộc bị xâm hại...

Ngày nay, “tăng trưởng kinh tế”, “phát triển”, “phát triển bền vững” là những phạm trù được đề cập thường xuyên trên nhiều diễn đàn quốc tế. Ơ Việt Nam, các phạm trù trên không chỉ dừng lại ở khía cạnh lý thuyết, học thuật mà đã và đang được thực hiện bằng các chương trình, dự án, chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định một trong những quan điểm phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010 là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”

Trên thế giới, trong những thập kỷ gần đây, vấn đề phát triển bền vững đã được nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm. Nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế như Liên hợp quốc, Hiệp hội quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN), Hội đồng thế giới về môi

trường và phát triển (WCED), Viện tầm nhìn thế giới, Viện môi trường và phát triển quốc tế, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc không những tiếp cận khái niệm phát triển bền vững mà còn cảnh báo những nguy cơ mà loài người phải gánh chịu do “thực hiện tăng trưởng đơn thuần”, “tăng trưởng không trên cơ sở bền vững”, đồng thời tiếp cận những nguyên nhân dẫn đến những hậu quả xấu về tài nguyên, môi trường, bất bình đẳng xã hội, khuyến nghị những chính sách, chương trình nhằm thực hiện phát triển bền vững.

Việt Nam hiện nay đã được tài trợ vốn, chuyên gia, phương pháp để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển bền vững như xoá đói giảm nghèo, giảm ô nhiễm môi trường, khôi phục và phát triển rừng...từ một số quốc gia, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ của nhiều nước như Sida (Thuỵ Điển), FET (CHLB Đức), UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)...

Phát triển bền vững bao gồm rất nhiều vấn đề. Có nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu, hoạt động thực tiến trên thế giới và ở nước ta tiếp cận các khía cạnh khác nhau của phạm trù phát triển bền vững. Cho đến nay chưa có một khái niệm thống nhất về phạm trù phát triển bền vững. Sau đây là một số khái niệm về phát triển bền vững của các tổ chức, nhà nghiên cứu Việt Nam:

+ Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng bất lợi đến các thế hệ mai sau (PGS.TS Trần Văn Chử).

+ Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai.(PGS.TS Trần Văn Chử).

+ Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam đã đưa ra mục đích và nội dung phát triển bền vững như sau:” phát triển bền vững nhằm vào việc tăng cường chất lượng cuộc sống một cách toàn diện bao gồm cả thịnh vượng về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá cần được kết hợp hài hoà.”

Năm 1987, Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) đã đề xuất chương trình Our Common Future (tương lai của chúng ta), trong đó đưa ra khái niệm về phát triển bền vững:” Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”. Đây cũng là khái niệm phát triển bền vững được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất.

Tóm lại, phát triển bền vững là sự phát triển mà việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, những điều kiện của môi trường để tạo ra những sản phẩm thoả mãn những nhu cầu hiện tại của con người nhưng vẫn đảm bảo cho các thế hệ sau những điều kiện của tài nguyên và môi trường cần thiết để hị có thể sinh sống tốt hơn. Sự phát triển đó tất nhiên là làm cho môi trường biến đổi nhưng vẫn đảm bảo cho môi trường thực hiện được các chức năng cơ bản của mình: là không gian sinh tồn của con người, nơi cung cấp cho con người các tài nguyên để sản xuất, xử lý, chôn vùi các phế thải sản xuất và sinh hoạt không gây nên ô nhiễm môi trường...

* Quan niệm về phát triển nông nghiệp bền vững.

Phát triển bền vững trong lĩnh vực nông lâm ngư là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động thực vật, là môi trường không suy thoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển và một xã hội chấp nhận được (FAO, 1991)

Một nền nông nghiệp được gọi là bền vững khi nó hội tụ đủ các yếu tố sau:

+ Đảm bảo đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, phát triển nông nghiệp đáp ứng cho nhu cầu đời nay mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của đời sau. Thực hiện xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội.

+ Đó là một nền sinh thái hội đủ các yếu tố đa dạng sinh học. Phát triển nhưng bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên.

+ Đó là nền nông nghiệp sản xuất có hiệu quả nhất, bền vững nhất về kinh tế. Đó là nền nông nghiệp khai thác hài hoà tự nhiên trong mối quan hệ bền vững với con người cho hiện tại và nhu cầu của đời sau.

Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống nông nghiệp bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng của con người mà không làm suy thoái đất, không làm ô nhiễm môi trường trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên.

Để đạt được mục đích của mình, nông nghiệp bền vững chủ trương kết hợp giữa: (1) khảo sát để học hỏi từ các hệ sinh thái tự nhiên để vận dụng vào các hệ sinh thái nông nghiệp, với (2) kho tàng kiến thức cổ truyền, kiến thức bản địa phong phú trong quản lý và sử dụng tài nguyên, và (3) kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại. Và như vậy, nông nghiệp bền vững sẽ tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp có khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm cho con người và thức ăn cho chăn nuôi cao hơn các hệ sinh thái tự nhiên trên cơ sở sử dụng nguồn năng lượng không độc hại, tiết kiệm và tái sinh năng lượng. Nhưng không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã suy thoái.

Nông nghiệp bền vững khuyến khích con người phát huy lòng tự tin, sáng tạo để cùng giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở từng địa phương cũng như các vấn đền chung: sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái môi trường, sự mất cân bắng sinh thái...

Sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp với sự trợ giúp của các thành tựu khoa học kỹ thuật trong vài thập kỷ gần đây đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của trái đất và làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của con người. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa trước mắt nên cũng đã gây ra những hậu quả tiêu cực, đe doạ tương lai và sự phồn vinh của nhân loại, trước hết là nạn ô nhiễm môi trường, mất rừng và suy thoái đất, làm xói mòn tính đa dạng sinh học, thay đổi thành phần khí quyển làm mất cân bằng nhiệt lượng...

Việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp đã làm hỏng cấu tượng đất, làm phương hại đến tập đoàn vi sinh vật - phần sống của đất, làm ô nhiễm nguồn nước. Việc công nghiệp hoá nông nghiệp với mục đích săn tìm lợi nhuận tối đa đã làm phá sản hàng triệu nông dân nghèo, đẩy họ ra thành

phố bổ sung vào đội quân thất nghiệp vốn đã đông đảo ở đây, làm trầm trọng hơn các tệ nạn xã hội và nạn ô nhiễm môi trường đô thị.

Hiện nay, việc tiêu thụ nhất là tiêu thụ năng lượng và thực phẩm ngày càng tăng và lãng phí. B.Mollison 1994 cho biết, cứ 10 cal công nghiệp đưa vào nông nghiệp thì mới lấy được 1 cal sản phẩm. Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng/đầu người đã tăng gấp 8 lần kể từ sau thế chiến thứ 2. Năng lượng hoá thạch sử dụng lãng phí và không đúng cách là nguyên nhân quan trọng làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nếu cứ giữ tỷ lệ tăng như hiện nay thì dân số thế giới sẽ tăng lên gần 1 tỷ sau mỗi thập kỷ, trong khi đất trồng trọt giảm tỷ lệ thuận với sự gia tăng dân số và ở mang đô thị.

Vì vậy, nông nghiệp bền vững chủ trương tiêu dùng tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tự nhiên sạch, tái sinh năng lượng...

* Trong nông nghiệp bền vững người ta phải thiết kế và xây dựng những hệ sinh thái và áp dụng những kỹ thuật khác nhau tuỳ theo điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội từng địa phương. Những công việc trên đều phải tuôn theo một số nguyên lý chung:

1. Các yếu tố ( như công trình kiến trúc, nhà ở, ao vườn, đường đi...) cần được đặt trong mối quan hệ hỗ trợ nhau tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn. Đối với mỗi yếu tố có thể xây dựng chiến lược sử dụng qua phân tích các mặt sau:

+ Sản phẩm của yếu tố (hay hệ phụ) này có thể được sử dụng cho nhu cầu của yếu tố (hay hệ phụ) khác như thế nào?

+ Các yếu tố khác có thể cung cấp cho yếu tố này những gì?

+ Yếu tố đó có lợi cho yếu tố khác như thế nào và không phù hợp với những yếu tố khác ở những mặt nào?

+ Phải sắp đặt các yếu tố sao cho hệ thống vận hành có hiệu quả nhất và tốt nhất.

2. Mỗi yếu tố phải đảm bảo nhiêù chức năng: mỗi yếu tố trong hệ thống phải được chọn lọc và đặt vào vị trí có thể đảm bảo được nhiều chức năng nhất: hồ ao có thể dùng nuôi cá, nuôi vịt, trữ nược tưới, nước cứu hoả....Bờ mương trồng cây chắn gió, trồng cây ăn quả, là đường đi và là nơi chăn thả gia súc...

3.Tìm giải pháp chứ không phải nêu vấn đề. 4. Hợp tác chứ không cạnh tranh.

5. Làm cho mọi thứ đều sinh lợi (chất thải thành phân bón, nước thải dùng nuôi cá...). 6. Chỉ làm những việc đó khi chắc chắn đem lại hiệu quả.

7. Tận dụng mọi thứ đến khả năng cao nhất của chúng (bố trí hệ thống cây trồng hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng này có thể dùng để sưởi ấm, nấu ăn, quạt mát, bơm nước...).

8. Đưa việc sản xuất thực phẩm vào các khu đô thị (tận dụng khả năng để sản xuất rau quả, nuôi gua cầm... ngay tại các đô thị).

9. Giúp cho mọi người tự tin ở mình, mọi người ai cũng có khả năng tự tìm ra các giải pháp thích hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống.

10. Chi phí hay đầu tư thấp để đạt được năng suất cao nhất (chon chỗ đắp đập ít tốn công nhất nhưng lại giữ được nhiều nước nhất)

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống nông nghiệp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w