Tiến trình chẩn đoán

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống nông nghiệp (Trang 45 - 46)

Tiến trình chẩn đoán trở ngại gồm 6 bước:

Bước 1: Liệt kê các nguyên nhân gây ra trở ngại.

Có 5 vấn đề trở ngại thường xảy ra trong sản xuất. Tuy vậy, trong quá trình chẩn đoán, chúng ta nên liệt kê trở ngại nào là chính và nguyên nhân xuất phát từ đâu để từ đó công tác chẩn đoán đi đúng hướng.

Bước 2: Xếp thứ tự tầm quan trọng của các nguyên nhân gây ra trở ngại

Khi nhận ra nhiều vấn đề trở ngại cho việc phát triển sản xuất, người nghiên cứu cần xếp loại theo thứ tự ưu tiên những vấn đề trở ngại cần nghiên cứu. Tiêu chuẩn để xếp loại trở ngại dựa vào:

- Sự phân bố của nguyên nhân gây ra vấn đề trở ngại

- Tầm quan trọng của nguyên nhân đó đối toàn bộ hệ thống sản xuất. - Mức độ trầm trọng của nguyên nhân gây ra trở ngại

Bước 3: Nhận ra mối quan hệ giữa các nguyên nhân gây ra trở ngại.

Những nguyên nhân gây ra trở ngại tương đối phức tạp, để đơn giản hoá chúng ta dùng hình vẽ minh hoạ sự liên hệ giữa vấn đề khó khăn và nguyên nhân gây ra:

Trong một số trường hợp cả chuỗi nguyên nhân gây ra một vấn đề trở ngại hoặc ngược lại. Do vậy, cần xem xét trường hợp đầy đủ dữ kiện để xác định nguyên nhân và trở ngại mới có thể đưa ra giải pháp cải tiến. Trong trường hợp những trở ngại chưa xác định rõ nguyên nhân thì cần có thêm dữ kiện để minh chứng.

Vấn đề trở ngại Nguyên nhân

Xem xét những nguyên nhân gây ra trở ngại, chúng ta thường gặp 5 trường hợp sau:

+ Một vấn đề trở ngại do nhiều nguyên nhân gây ra: có hơn một nguyên nhân gây ra vấn đề trở ngại. Nếu nhiều yếu tố chi phối đến vấn đề trở ngại thì tất cả các yếu tố này đều phải được đưa ra chẩn đoán và tìm ra mối quan hệ giữa chúng.

+ Một nguyên nhân đặc biệt gây ra nhiều trở ngại: trong hệ thống canh tác, đôi khi chỉ một nguyên nhân đặc biệt có thể gây ra nhiều trở ngại. Tìm ra nguyên nhân đặc biệt này để giải quyết nhiều vấn đề trở ngại là cách tốt nhất để cải tiến hệ thống.

+ Hai nguyên nhân gây ra vấn đề trở ngại có liên quan với nhau: Trong trường hợp này, cần xem xét nguyên nhân gây nên trở ngại này ảnh hưởng đến vấn đề trở ngại khác ra sao, từ đó tìm ra phương án giải quyết để cải thiện tình hình.

+ Nguyên nhân gây ra trở ngại chỉ là giả định: nhiều nguyên nhân gây ra trở ngại thì không chắc chắn hoặc không có minh chứng tại chỗ. Trong trường hợp này, liệt kê những nguyên nhân có thể xảy ra, sau đó nhận ra qua các dữ liệu thu thập để tìm ra cốt lõi của nguyên nhân gây ra qua ngoại suy và loại dần.

+ Nguyên nhân gây ra do không thực hiện đúng chế độ canh tác: đôi khi chúng ta gặp trường hợp nông dân không áp dụng một kỹ thuật nào đó trong canh tác.

Bước 4: Dùng hình vẽ mô tả trở ngại và nguyên nhân gây ra

Trong trường hợp có sự tác động qua lại giữa nguyên nhân và trở ngại, cách tốt nhất là khám phá ra mối liên hệ để kết hợp bằng những hình vẽ diễn tả những nguyên nhân gây ra cho mỗi trở ngại, rồi sau đó dựa vào phức hệ của những hình vẽ có liên quan mật thiết với nhau trong những nguyên nhân gây ra trở ngại.

Bước 5: Liệt kê các giải pháp kỹ thuật để giải quyết trở ngại

Khi các nguyên nhân gây ra trở ngại chính cho việc phát triển sản xuất đã được nhận diện, nhóm nghiên cứu liệt kê các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trở ngại đã được nhận ra qua kết quả báo cáo của cơ quan nghiên cứu, tư liệu nghiên cứu có sẵn hoặc từ những thông tin có liên quan.

Bước 6: Chọn lọc các giải pháp kỹ thuật để giải quyết trở ngại

Một giải pháp kỹ thuật được lựa chọn phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

- Giải pháp kỹ thuật phải thích nghi với điều kiện sinh thái nông nghiệp nơi nghiên cứu và tình trạng canh tác của nông dân.

- Giải pháp kỹ thuật phải có hiệu quả cao.

- Phù hợp điều kiện kinh tế xã hội và tình thế của nông hộ. - Giảm rủi ro cho nông dân.

- Giải pháp khả thi với điều kiện ngân sách, khuyến nông, cung ứng dịch vụ ở địa phương nơi có điểm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống nông nghiệp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w