NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống nông nghiệp (Trang 29 - 30)

a) Bền vững theo không gian

Khi nghiên cứu hệ thống nông nghiệp, người ta phải xem xét nó trong một phạm vi không gian nhất định: nông trại, vùng, quốc gia hay thế giới. Tuy nhiên giới hạn không gian của hệ thống mang tính rất tương đối. Điều này đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc đưa ra khái niệm bền vững của hệ thống, bền vững trong phạm vi không gian nào và buộc phải giới hạn phạm vi không gian của tính bền vững. Số mức phạm vi không gian và các mối liên kết của chúng với nhau luôn là một vấn đề của việc xác định khi nào tính bền vững là một đặc tính cố hữu của hệ thống và khi nào tính bền vững đó là phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, mà nó cần phải được kiểm tra ở mức cao hơn.

Như vậy, khi xác định tính bền vững của hệ thống nông nghiệp, buộc chúng ta phải cân nhắc để giới hạn tính bền vững trong phạm vi không gian nào: cánh đồng, nông trại, vùng hay ở các mưc hệ thống lớn hơn. Điều đó có nghĩa là ở mức phạm vi không gian này, hệ thống nông nghiệp được coi là bền vững, nhưng ở mức phạm vi không gian lớn hơn của hệ thống thì chưa chắc nó đã bền vững.

b) Bền vững theo thời gian

Cùng với không gian, tính bền vững của một hệ thống nông nghiệp cũng luôn gắn liện với một thời gian nhất định nào dó. Sự xem xét tính bền vững của hệ thống theo thời gian luôn là vấn đề rất phức tạp, bởi vì mọi sự tồn tại đều biến đổi theo thời gian. Do vậy, cần đánh giá tính bền vững của hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

c) Tính bền vững nhiều chiều của hệ thống nông nghiệp

+ Bền vững sinh học và môi trường: Hệ sinh thái nông nghiệp là bộ phận trung mình nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Tính bền vững sinh học được quyết định bởi sự ổn định về sinh trưởng, phát triển và năng suất của sinh vật theo thời gian.

+ Bền vững kinh tế: bền vững về kinh tế được xem xét bởi sự biến động về lợi nhuận kinh tế theo thời gian. Do đó, có thể nói bền vững về kinh tế gắn liền với sự biến động về giá cả và thị trường nông sản cũng như giá vật chất đầu tư.

+ Bền vững xã hội: có thể đươc phản ánh bằng khả năng hỗ trợ thích hợp của hệ thống đối với cả cộng đồng xã hội. Khi đánh giá tính bền vững xã hội cho một hệ thống nông nghiệp, cần phải đánh giá nhiều mặt như: ổn định công ăn, việc làm, hiệu quả sử dụng lao động, thu nhập của người dân, vấn đề giới, vai trò chức năng của các cơ quan, doàn thể cũng như các giá trị văn hóa và đời sống tinh thần của cả cộng đồng.

3.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VỮNG

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống nông nghiệp (Trang 29 - 30)