Tình hình ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 27 - 32)

Sen thuỷ là một xã thuần nông nên ngành trồng trọt thu hút đa số nguời dân tham gia và đóng vai trò rất quan trọng trong thu nhập của người dân và của xã (khoảng 60% tổng thu nhập của xã). Các yếu tố khí hậu, đất đai, nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp và quyết định năng suất của cây trồng. Những năm gần đây, thời tiết diễn ra bất thường, đầu vụ Đông Xuân mưa nhiều, giữa vụ nắng hạn gay gắt. Đến vụ Hè Thu, nắng hạn gay gắt làm cây trồng không thể sinh trưởng được hoặc sinh trưởng chậm, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp, các ngành mà trực tiếp là lãnh đạo ở địa phương kết hợp với kinh nghiệm của người dân nên sản xuất nông nghiệp năm nay đạt được nhiều kết quả khả quan. Với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, nhiều giống cây trồng đã được đưa vào sản xuất và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Bên cạnh đó, người dân có các hình thức bố trí cây trồng hợp lý như luân canh, xen canh nên đạt được hiệu quả kinh tế khá cao đồng thời tích cực góp phần bảo vệ môi trường đất. Trong năm 2008 toàn xã có tổng diện tích gieo trồng là 461,5 ha (vụ Đông Xuân có diện tích gieo trồng là 355,5 ha; vụ Hè Thu có diện tích gieo trồng là 101 ha). Tổng sản lượng lương thực là 580,2 tấn, với số thu ngân sách là 943,27 triệu đồng. [11], [12], [13].

a/ Diện tích, năng suất và cơ cấu cây trồng chính

Bảng 4: Diện tích, năng suất và cơ cấu cây trồng chính của xã

Cơ cấu cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ ha) Cơ cấu giống

Lúa 172,96 33,00 Khang dân 18, IR35366,…

Ngô 12,00 16,00 LVN 14,

Khoai lang 72,00 45,00 Tân kỳ đỏ đọt…

Khoai khác 20,00 35,00 Từ, Mỡ…

Sắn 100,00 80,00 KM 94

Rau các loại 15,50 65,00 Cải, rau muống… Đậu các loại 7,00 15,00 Đỏ, đen, xanh…

Lạc 18,50 25,00 Cao sản, địa phương…

Vừng 10,00 15,00 Đen và trắng

Từ bảng 4 có thể thấy:

Cơ cấu cây trồng chính của xã chủ yếu là các loại cây trồng ngắn ngày như sắn, lúa, ngô, lạc, khoai, vừng, rau các loại…Bên cạnh giống địa phương có khả năng chống chịu tốt, phù hợp với tập quán canh tác của người dân, còn có các giống cao sản, ngoại nhập.

Trong các loại cây trồng ngắn ngày, cây lúa vẫn chiếm diện tích lớn nhất là 172,96 ha với các loại giống như Khang dân 18, IR35366, HT1, IR5044… Trong đó giống lúa Khang dân 18 chiếm diện tích nhiều nhất và được gieo trồng ở cả hai vụ, sau đó là IR35366, HT1…

Sắn là loại cây trồng ngắn ngày có diện tích khá lớn (sau cây lúa), gồm 2 loại giống địa phương và KM94. Đối với cây lạc, người dân chủ yếu sử dụng giống cao sản và địa phương để canh tác, các giống này có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 3 tháng.

b/ Hình thức canh tác

Bảng 5: Hình thức canh tác của một số cây trồng chính xã Sen Thủy

Loại cây trồng Hình thức canh tác Lúa - Lúa 2 vụ (Đông Xuân, Hè Thu)

- Lúa 1 vụ (Đông Xuân)

Ngô Ngô xen sắn

Khoai lang Lạc – lúa – khoai lang Khoai khác Khoai khác xen đậu Sắn Sắn xen lạc, sắn xen ngô Đậu các loại Đậu xen lạc, luân canh với lạc

Lạc Lạc xen sắn, lạc (Đông Xuân - Hè Thu - Thu Đông)

Vừng Vừng xen ngô

Nguồn: [11], [12], [13]

Sen Thủy là một xã vùng bán sơn địa, diện tích đất nông nghiệp thấp nên luân canh là hình thức canh tác rất phổ biến. Luân canh cây trồng trên địa bàn xã không chỉ có tác dụng làm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất mà còn góp phần làm tăng khả năng che phủ đất, duy trì và cải thiện độ phì đất.

c/ Năng suất cây trồng chính

Bảng 6: Diện tích các loại cây trồng qua các năm của xã Sen Thủy

Loại cây Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lúa Ha 118,10 170,00 172,96 Lạc (Thuần) Ha 8,70 10,50 18,50 Khoai Ha 60,00 92,00 92,00 Ngô Ha 12,00 12,00 12,00 Đậu Ha 7,00 7,50 7,00 Vừng + Ớt Ha 15,00 5,00 15,00 Rau các loại Ha 6,50 12,00 15,50 Sắn Ha 100,00 100,00 100,00 Nguồn: [11], [12], [13]

Bảng 7: Năng suất các loại cây trồng qua các năm

Loại cây Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lúa tạ/ha 30,0 30,0 33,0 Lạc (Thuần) tạ/ha 15,0 20,0 25,0 Khoai tạ/ha 40,0 40,0 45,0 Ngô tạ/ha 15,0 15,0 16,0 Đậu tạ/ha 15,0 16,0 16,0 Vừng + Ớt tạ/ha 10,0 15,0 15,0

Rau các loại tạ/ha 40,0 60,0 65,0

Sắn tạ/ha 45,0 80,0 80,0

Nguồn: [11], [12], [13]

Số liệu ở các bảng 6 và 7 cho thấy:

Nhìn chung, diện tích các loại cây trồng qua các năm thay đổi không đáng kể. Cây lúa vẫn là cây trồng có vai trò chủ đạo. Từ năm 2006 đến năm 2007 diện tích đất trồng lúa tăng 51,90 ha, từ năm 2007 đến 2008 diện tích đất có tăng nhưng không đáng kể, năng suất lúa năm 2008 là 33 tạ/ha tăng so với năm 2007 là 3 tạ/ha.

Sau cây lúa, cây lấy củ vẫn có diện tích lớn hơn các loại cây ngắn ngày khác. Diện tích sắn năm 2007 và 2008 là 100 ha, đạt 23,26% diện tích gieo trồng hàng năm và năng suất sắn là 80 tạ/ha. Diện tích khoai năm 2007 và

2008 là 92 ha, đạt 21,39% diện tích gieo trồng hàng năm và năng suất khoai lần lượt là 40 tạ/ha, 45 tạ/ha ở các năm 2006, 2007 và năm 2008.

Ngoài cây lúa, sắn, khoai, diện tích cây lạc là 18,5 ha 2008 (4,3%) tăng 8 ha so với năm 2007 và năng suất của lạc là 25 tạ/ha.

Tuy diện tích các loại cây hàng năm khác không lớn chiếm 11,5% tổng diện tích gieo trồng hàng năm nhưng do có khả năng quay vòng vốn nhanh nên diện tích và năng suất của các loại cây trồng này đều tăng. Mô hình trồng rau cải củ và cải ngọt do Dự án PLAN tài trợ cho một số nông hộ ở thôn Nồm Bấc qua theo dõi tính toán thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ/ha/năm, hiện mô hình này đang được nhân rộng ra toàn xã. [11], [12], [13]

d/ So sánh bình quân năng suất một số cây trồng chính của xã Sen Thủy với bình quân năng suất của huyện Lệ Thủy và tỉnh Quảng Bình

Biểu đồ 1: So sánh bình quân năng suất một số cây trồng chính của xã Sen Thủy với bình quân năng suất của huyện Lệ Thủy và tỉnh Quảng Bình

0 50 100 150 200 Lúa Lạc Sắn Tỉnh Quảng Bình Huyện Lệ Thủy Xã Sen Thủy Từ biểu đồ 1 có thể thấy:

- Năng suất lúa của xã Sen Thủy thấp hơn năng suất lúa của huyện Lệ Thủy và tỉnh Quảng Bình, chỉ đạt 73,33% so với bình quân chung của huyện Lệ Thủy và 82,50% so với bình quân chung của tỉnh Quảng Bình

- Năng suất lạc của xã Sen Thủy cao hơn năng suất lạc của huyện Lệ Thủy và tỉnh Quảng Bình, cao hơn 125,00% so với bình quân chung của huyện Lệ Thủy và 147,05% so với bình quân chung của tỉnh Quảng Bình.

- Năng suất sắn của xã Sen Thủy thấp hơn năng suất sắn của huyện Lệ Thủy và tỉnh Quảng Bình, chỉ đạt 40,00% so với bình quân chung của huyện Lệ Thủy và 44,44% so với bình quân chung của tỉnh Quảng Bình.

* Nguyên nhân chính:

- Do đất đai có độ phì thấp.

- Địa hình ở các vùng trồng cây ngắn ngày có địa hình thấp, dễ bị ngập úng vào mùa mưa.

- Đất chủ yếu có thành phần cơ giới cát pha, dễ bị hạn vào mùa khô. - Khả năng đầu tư của người dân còn thấp do thiếu vốn.

* Riêng năng xuất lạc cao hơn bình quân năng suất của huyện và tỉnh theo chúng tôi là do đất đai của xã khá phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây lạc( đất cát pha, thịt nhẹ). Lạc lại là cây trồng truyền thống và sản xuất lạc thường cho lãi cao hơn cây trồng khác nên được bà con quan tâm đầu tư, chăm sóc.

e/ Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng thu nhập của xã

Theo báo cáo của UBND xã, tính đến cuối năm 2008, toàn xã có 2334 lao động, trong đó có lao động nông lâm ngư nghiệp chiếm 60%. Lao động dịch vụ và công nghiệp xây dựng chiếm 40%. Tuy số lượng lao động nông lâm nghiệp khá lớn, nhưng thu nhập từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng còn thấp, chỉ chiếm 30% tổng thu nhập toàn xã. Giá trị thu nhập từ sản xuất trồng trọt còn rất thấp, người nông dân chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ manh mún, chưa phát triển được theo hướng hàng hoá. Đó cũng là nguyên nhân làm cho thu nhập từ nông nghiệp không cao.

Dân số ngày càng tăng với lực lượng lao động rất dồi dào đã hạn chế việc mở rộng diện tích sản xuất. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã còn mang tính thời vụ, vào mùa vụ đòi hỏi lượng lao động lớn nhưng khi hết mùa vụ xảy ra hiện tượng nông nhàn, người dân không biết làm gì để tăng thu nhập. Đó là nguyên nhân tại sao những thanh niên trong làng đi các tỉnh xa làm ăn để tìm việc làm và tăng thu nhập cho gia đình. [11], [12], [13]

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w