Bố trí cây trồng trên các hạng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 44 - 46)

Bảng 12: Phân bố cây trồng trên các hạng đất

Loại cây trồng Hạng đất Lúa IV V Ngô IV V VI Khoai lang IV V VI Khoai khác V Sắn V VI Rau các loại IV V Đậu các loại IV V Lạc IV V Vừng IV Nguồn: [12], [13]

Từ bảng 12 có thể thấy:

- Đất hạng IV chiếm tỷ trọng khá cao (43,81%) là loại đất có độ phì trung bình. Sản xuất trên loại đất này muốn đạt năng suất cao và ổn định cần có sự đầu tư về phân bón, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện một số biện pháp cải tạo độ phì đất, trồng rừng ở đầu nguồn để chống xói mòn đất. Như vậy, người dân cần phải có nguồn vốn cũng như kiến thức và kinh nghiệm để sản xuất có hiệu quả trên hạng đất này, mà vốn thì người nông dân rất thiếu dẫn đến chất lượng và năng suất cây trồng không cao, chưa phát huy hết khả năng của đất.

- Trên địa bàn xã đất hạng V chiếm tỷ trọng 34,24% so với tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ phì thấp, khả năng hấp phụ kém, đất không có kết cấu (đất quá chặt hoặc quá rời rạc). Để sản xuất trên loại đất này cần phải có sự đầu tư lớn về vật tư phân bón, trình độ sản xuất của người dân, đặc biệt là các biện pháp cải tạo thành phần cơ giới, nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất. Hệ thống thuỷ lợi phải đảm bảo tưới tiêu, trong khi đó hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn xã chưa đảm bảo, thường thiếu nước vào mùa khô, ngập úng vào mùa mưa. Vì vậy để sản xuất có hiệu quả trên hạng đất này người dân cần có sự đầu tư lớn. Bên cạnh đó, nhà nước cần phải có sự hỗ trợ cho người dân về vốn, kỹ thuật và điều quan trọng nhất là phải xây dựng hệ thống thuỷ lợi tốt và hoàn chỉnh đảm bảo trong việc tưới tiêu, đầu tư phân bón và các biện pháp khác để tăng độ phì đất, cải thiện thành phần cơ giới và kết cấu đất… Khi mà các điều kiện này có đủ thì việc sản xuất cây trồng trên loại đất này mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

- Diện tích đất hạng VI chiếm tỷ trọng khá cao 21,95%, đây là loại đất ít phù hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là nền sản xuất nông nghiệp lợi nhuận cao. Khó khăn lớn nhất của xã là khi mà yếu tố bất lợi từ loại đất hạng VI mang lại thì diện tích loại đất này chiếm tỷ trọng khá cao. Do đó, việc làm trước mắt là đầu tư nhiều và mạnh vào loại đất này để nâng hạng thích nghi cho đất đối với loại hình sử dụng đất hoặc chuyển đổi loại hình sử dụng đất, chuyển từ trồng trọt sang trồng cỏ phục vụ mục đích chăn nuôi là một biện pháp rất phù hợp để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 44 - 46)