hạng đất
hạng đất thích nghi rộng của cây trồng đối với các loại đất ở đây. Khi trồng các loại cây này, người nông dân thường phải đầu tư nhiều hơn so với các loại đất thuộc hạng I, II, III. Thực tế cho thấy hiện nay ở xã, ở loại hình sử dụng đất sản xuất lúa một vụ trên đất hạng IV và hạng V. Lúa được trồng ở vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu đất thường bị bỏ hoang do thiếu nước tưới. Nhưng theo chúng tôi nếu biết chọn những loại cây trồng có khả năng chịu hạn, thích hợp cho loại đất này và đầu tư thích đáng thì trên các hạng đất này vẫn có thể đem lại thu nhập cho nông hộ và nâng cao hệ số sử dụng dụng trên diện tích này.
- Cây lúa khi trồng trên đất hạng IV và hạng V thì mức độ đầu tư vào đất rất cao, do đó lợi nhuận thu lại cho nông dân là không cao và rất bấp bênh. Vì vậy trên đất hạng V nên chuyển đổi trồng loại cây trồng khác.
- Cây sắn thường được trồng trên đất hạng IV đến hạng VI, với hình thức xen canh với cây lạc. Giống sắn KM94 được trồng trên hạng đất này cho năng suất khá cao (80 tạ/ha). Hình thức xen canh với cây lạc là một hình thức canh tác rất khoa học và phù hợp, vừa hạn chế được sự suy giảm độ phì đất, vừa tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Việc trồng sắn trên các hạng đất từ hạng IV đến hạng VI là hợp lý, vì đây là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, lại phân bố ở những nơi có địa hình cao, thoát nước tốt, lại ít tốn công chăm sóc.
- Các loại cây như cây ngô, ớt, đậu các loại được trồng trên đất hạng IV và hạng V đạt năng suất khá cao, khi trồng các loại cây này đòi hỏi mức độ đầu tư lớn mới cho năng suất như mong muốn.
- Rau các loại khi trồng trên đất hạng IV và hạng V, muốn đạt năng suất cao thì cần có sự đầu tư thâm canh để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng trong đất, các biện pháp cải tạo thành phần cơ giới của đất, tăng cường lượng phân hữu cơ để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.