Bình quân diện tích đất canh tác qua các năm của xã SenThủy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 43 - 44)

Biểu đồ 7: Bình quân diện tích đất canh tác qua các năm

460 480 500 520 540 560 580 600

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Từ biểu đồ 7 có thể thấy:

Trên địa bàn xã Sen Thủy, trong năm 2008 có diện tích đất canh tác là 319,65 ha, bình quân diện tích đất canh tác là 516,43 m2/người. Năm 2007 và năm 2006 có diện tích đất canh tác lần lượt là 319,61 m2/người; 319,6561 m2/ người. Với bình quân diện tích đất canh tác năm 2007 là 590,12 m2/người, năm 2006 có bình quân diện tích đất canh tác là 594,36 m2/người.

Như vậy, so với diện tích đất canh tác năm 2007 và năm 2006 thì diện tích đất canh tác năm 2008 của xã có xu hướng giảm. Lý do diện tích đất canh tác giảm dẫn đến bình quân diện tích đất canh tác cũng giảm theo là:

- Một phần diện tích đất canh tác được chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục, y tế…

- Một phần diện tích đất canh tác chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

Hoạt động sản xuất trên địa bàn xã có những chuyển biến quan trọng theo hướng tích cực như việc đưa các giống tốt vào sản xuất, đầu tư nâng cấp các loại vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, năng xuất các loại cây trồng luôn đạt khá…Tuy nhiên, thu nhập mang lại từ hoạt động sản xuất nông nghiệp là không cao trong tổng thu nhập hàng năm của xã. Năm 2008 thu nhập từ ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của xã.

Hiện nay người dân sống và hoạt động trong ngành sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều nên không thể xem nhẹ vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp. Để đảm bảo đời sống và thu nhập cho người dân địa phương, trong

điều kiện mà bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người thấp và ngày càng giảm thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập là vấn đề rất cấp thiết. Trong thời gian qua chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp như tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất, đưa các giống cây trồng có năng suất cao và chất lượng cao (Khang Dân 18, IR35366…), tập huấn về chăn nuôi, trồng rừng, chính sách trồng các loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao,…chính sách vay vốn để hỗ trợ cho người nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w