Kiến trúc mạng VoIP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giải pháp công nghệ thoại qua WLAN (Trang 30 - 31)

Chương II : CÁC CÔNG NGHỆ CƠ BẢN CỦA VoWLAN

2.1.3Kiến trúc mạng VoIP

2.1 Công nghệ VoIP

2.1.3Kiến trúc mạng VoIP

Hình 2.1: Điện thoại PSTN và VoIP

Hình 2.1 biểu diễn sự phân loại ở tầng cao của kiến trúc VoIP. Nó bao gồm bốn điểm cuối truyền thơng, hai trong số chúng là thiết bị PSTN (A và B) và 2 cái còn lại là thiết bị Internet (C và D). Chú ý rằng một thiết bị PSTN thường là một chiếc điện thoại trong khi một thiết bị Internet có thể là phần mềm chạy trên PC hoặc là một thiết bị tách rời như một chiếc VoIP cầm tay. Bây giờ hãy xem xét các tình huống sau:

Cuộc gọi C-D

Trong tình huống này, cả hai điểm cuối là thiết bị Internet và do đó cuộc thoại khơng bao giờ dời khỏi tên miền IP. Các giao thức báo hiệu thường sử dụng là điểm-điểm cho kết nối trực tiếp, SIP hoặc H323.

Cuộc gọi A-D

Trong trường hợp này, chúng ta có hai điểm cuối, một là thiết bị Internet và một là thiết bị PSTN. Để cho phép truyền thông giữa thiết bị VoIP và thiết bị PSTN thì phải sử dụng một cổng VoIP

Ở đây, gateway (cổng) là một thực thể logic nó kết nối giữa hai mạng khác nhau, thí dụ như PSTN và IP trong trường hợp của VoIP. Cổng có thể được phân loại dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau. Dựa trên chức năng một cổng có thể là cổng báo hiệu hoặc cổng phương tiện. Cổng báo hiệu bảo đảm kết nối giữa báo hiệu VoIP và báo hiệu PSTN. Nó thực hiện chức năng này bằng cách phiên dịch lệnh báo hiệu PSTN thành bản tin báo

hiệu tương ứng trong VoIP. Mặt khác cổng phương tiện chịu trách nhiệm bảo đảm rằng tuyến thoại từ vùng PSTN (A-1) tới vùng IP (1-D) được xuyên suốt.

Một sự phân loại khác của cổng là dựa trên kích thước/dung lượng của cổng. Một cổng mạng khu dân cư được triển khai tại doanh nghiệp của khách hàng. Điện thoại hữu tuyến kết nối tới tổng đài này qua RJ45 và tổng đài này kết nối tới Internet. Những thiết bị này cho phép người sử dụng dùng điện thoại PSTN thông thường và thực hiện cuộc gọi qua VoIP thay vì PSTN. Một thí dụ là Gateway-1 trong hình 2.1. Cuối cùng là cổng chuyển tiếp, là cổng có dung lượng rất cao, thường được triển khai bởi các nhà cung cấp dịch vụ để chuyển các cuộc gọi từ PSTN tới mạng IP. Trong hình 2.1, Gateway-1 có thể là một cổng mạng khu dân cư đặt tại A.

Cuộc gọi A-B

Trong trường hợp này chúng ta có hai điểm cuối là PSTN. Thường thì một cuộc gọi sẽ hồn tồn được truyền đi trong mạng PSTN. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại trong hình 2.1 quyết định triển khai Gateway-2 trung kế để chuyển cuộc gọi thoại tới Internet. Cuộc gọi được truyền đi như là VoIP giữa các cổng 1 và 2 và chuyển mạch điện thoại giữa A và 1, B và 2.

Chú ý rằng trong hình 2.1, chúng ta giả thuyết rằng Gateway-1 và 2 đóng vai trị như là cổng báo hiệu và cổng phương tiện.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giải pháp công nghệ thoại qua WLAN (Trang 30 - 31)