Cơ cấu tổ chức của Trạm khuyến nông Đông Anh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất đẩy mạnh công tác khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 41 - 42)

Cơ cấu Trạm khuyến nông huyện Đông Anh gồm có:

- Trạm tr−ởng: Là ng−ời trực tiếp điều hành các hoạt động khuyến nông của huyện, là ng−ời lãnh đạo có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của Trạm và phân bổ công việc xuống cho các bộ phận.

- Các bộ phận phụ trách các mảng chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ của Trạm. CBKN là những ng−ời trực tiếp tiếp xúc, làm việc với những đối t−ợng rất đa dạng, phần lớn là nông dân. Đó là những ng−ời dày dạn kinh nghiệm trong sản xuất. Vì vậy CBKN phải xác định mối quan hệ khi làm việc, tiếp xúc, c− xử khéo léo, tháo vát và đúng mực. Ng−ời CBKN có trách nhiệm cung cấp các thông tin kiến thức để làm cho nông dân dễ hiểu và đi đến quyết định về sự thay đổi, cải tiến trong sản xuất của mình.

- Khuyến nông viên cơ sở: Là ng−ời phụ trách các hoạt động khuyến nông ở xã mình, báo cáo kết quả hoạt động cho Trạm, tổ chức các cuộc tham quan hội thảo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn. Là ng−ời gần dân nhất, kiểm tra liên hệ với nông dân để phát hiện các tình huống phát sinh trong quá trình sản xuất nh− sâu bệnh, dịch bệnh. Là ng−ời đại diện cho nông dân nói lên tâm t−, nguyện vọng, bức xúc của nông dân cho cán bộ cấp trên. Khuyến nông viên cơ sở có nhiệm vụ:

+ Phối hợp với lãnh đạo địa ph−ơng, các đoàn thể quần chúng, Trạm khuyến nông, Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn cho bà con nông

dân. Tham gia xây dựng và phát triển các mô hình khuyến nông tiêu biểu tại gia đình, địa ph−ơng phụ trách, xã ph−ờng (rau, hoa, quả, lợn nạc, bò sữa, thủy sản…).

+ Mỗi khuyến nông viên phải có trách nhiệm mỗi tháng viết một bài thông tin tuyên truyền trên đài phát thanh ph−ờng, xã về các nội dung: Thông tin KHKT, quản lý, g−ơng ng−ời tốt việc tốt… nhằm đẩy mạnh công tác khuyến nông, tăng c−ờng công tác xúc tiến th−ơng mại giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm.

+ Thực hiện tốt công tác khuyến nông tại địa ph−ơng. Hàng tháng, quý khuyến nông viên phải báo cáo nội dung hoạt động tại địa ph−ơng mình về Trạm khuyến nông.

+ Tham gia đầy đủ các cuộc giao ban, sinh hoạt, tập huấn, hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết của Trạm khuyến nông, Trung tâm khuyến nông Hà Nộị

+ Tham gia theo dõi, quản lý các mô hình khuyến nông, dự án, đề tài, quỹ khuyến nông tại địa ph−ơng. Nếu làm tốt đ−ợc khen th−ởng; nếu thiếu trách nhiệm, mô hình triển khai tại địa ph−ơng không thành công, kém thành công đều phải liên đới chịu trách nhiệm.

Trạm khuyến nông huyện Đông Anh còn thiếu một bộ phận chuyên sâu về NTTS. Vì thế Trạm cần bổ sung thêm CBKN phụ trách mảng nàỵ

Nh− vậy trong thời gian tới Trạm cần phải điều chỉnh hợp lý cơ cấu nhân sự, nâng cao chất l−ợng CBKN để hoạt động của Trạm đạt hiệu quả cao, tạo cho Trạm một cơ cấu hợp lý, linh hoạt, đầy đủ các mặt, gọn nhẹ mà hiệu quả.

4.3. Thực trạng công tác khuyến nông của Trạm khuyến nông Đông Anh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất đẩy mạnh công tác khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)