Các nhà khoa học, thực phẩm chuyển gen và người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Thực phẩm chuyển gen có nguồn gốc thực vật (kèm ppt báo cáo) (Trang 51 - 57)

CHƯƠNG 3: AN TOÀN SINH HỌC ĐỐIVỚI THỰC PHẨM CHUYỂN GEN

3.2 Các nhà khoa học, thực phẩm chuyển gen và người tiêu dùng

Công nghệ sinh học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai của thế giới nhưng thách thức đặt ra là làm thế nào để có nhiều nước đang phát triển tiếp cận được với công nghệ hiện đại. Năm 1994, thực phẩm chuyển gen đầu tiên, cây cà chua mang tính trạng chín chậm, đã được trồng và tiêu thụ ở một số nước phát triển. Từ đó, ngày càng nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng chuyển gen được thương mại hóa và sử dụng trên toàn thế giới. Việc đưa các thực phẩm mới này vào bữa ăn hàng ngày đang làm tăng lên những băn khoăn chính đáng về độ an toàn của chúng. Các giống cây trồng chuyển gen ngày càng được phát triển nhờ vào các công cụ của công nghệ sinh học hiện đại. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều người tiêu dùng thắc mắc rằng liệu các thực phẩm này có an toàn bằng các loại thực phẩm có được nhờ sử dụng các biện pháp nông nghiệp truyền thống hay không, những thực phẩm chuyển gen có thực sự có được những đặc tính tốt có lợi cho người sử dụng không, ngoài những tính chất mới như đã được giới thiệu liệu có tìm ẩn những nguy cơ gây hại đến sức khỏe của con người hay không …

Mối lo ngại lớn nhất đối với thực phẩm chuyển gen là những protein mới có thể gây độc hoặc gây dị ứng. Ngoài ra còn có những nguy cơ khác như giảm nồng độ một số chất dinh dưỡng này trong khi lại tăng nồng độ một số chất khác. Khá nhiều tổ chức an tòa toàn thực phẩm đã tiến hành thống kê thực phẩm gây dị ứng và xây dựng các nguyên tắc, quy chế để đánh giá rủi ro. Hàng loại thử nghiệm và câu hỏi phải được xem xét kỹ để quyết định liệu thực phẩm này có làm tăng tính dị ứng hay

không. Với cây trồng chuyển gen, các tiêu chí liên quan đến khả năng gây dị ứng cần xem xét bao gồm:

Nguồn nguyên liệu di truyền đã được biết có nguy cơ gây dị ứng. Tìm hiểu trình tự amino acid của các kháng nguyên gây dị ứng. Đánh giá các phản ứng miễn dịch.

Ảnh hưởng của độ pH hoặc quá trình tiêu hóa đến sự bền vững của các chất mới Ảnh hưởng của nhiệt độ hoặc của quy trình chế biến đến sự bền vững của các chất mới

Nếu các sản phẩm biến đổi gen chứa gen phân lập từ những nguồn nguyên liệu đã được biết không gây dị ứng thì chúng cần được tiến hành các nghiên cứu về sự tương đồng giữa trình tự amino acid của protein mới do gen mã hóa với các kháng nguyên gây dị ứng đã biết cũng như về quá trình tiêu hóa và chế biến sản phẩm. Như vậy, bước đầu tiên của quá trình đánh giá khả năng gây dị ứng là xác định đặc tính chất bất kỳ protein

nào là sản phẩm của gen đưa vào. Nguồn protein, lịch sử sử dụng an toàn, chức năng của protein, sự hấp thụ, tính bền nhiệt và các quá trình khác đều được đem so sánh với các protein đã biết khác. Cho tới nay, khoa học hoàn toàn có thể xác định chắc chắn một protein có khả năng gây dị ứng hay không. Như vậy, việc chọn lọc và kiểm tra phản ứng gây dị ứng của GMO gồm một số bước chính như sau: không sử dụng gen gây dị ứng để biến nạp; nhận biết gen từ các nguồn gây dị ứng; đánh giá khả năng gây dị ứng của các protein mới. Quá trình kiểm tra này cho hiệu quả tương đối cao.

Ví dụ: protein dự trữ 2S ở hạt dẻ Brazil được đưa vào đậu tương để làm tăng hàm lượng amino acid chứa lưu huỳnh nhằm tăng giá trị dinh dưỡng. Một số người dị ứng với hạt dẻ Brazil được kiểm tra mẫu máu của họ xem có bị tác động của protein mới này hay không. Mẫu thử của 8/9 người cho thấy có sự ảnh hưởng

vì thế dòng đậu tương mang protein dự trữ 2S không được tiếp tuc gieo trồng. Bên cạnh đó, còn có mối lo ngại rằng ăn thực phẩm chuyển gen sẽ gây lờn thuốc. Các nhà khoa học thường sử dụng gen kháng kháng sinh làm tác nhân chọn lọc để nhận biết những tế bào tái tổ hợp. Việc sử dụng gen kháng kháng sinh chọn lọc tạo mối lo ngại về khả năng xảy ra sự kháng kháng sinh trong quần thể vi khuẩn gây bệnh ở người. Đến nay rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm khoa học về vấn đề này đã cho rằng:

Khả năng các gen kháng kháng sinh có thể được chuyển sang một sinh vật khác là vô cùng nhỏ.

Thậm chí khi một gen kháng kháng sinh được chuyển sang sinh vật khác thì ảnh hưởng của việc này là không đáng kể do các kháng sinh được sử dụng trong GMO ít được ứng dụng trong thú y và y học.

Hơn nữa, mức độ an toàn của các gen kháng kháng sinh chọn lọc đã được nhiều tổ chức quốc tế xem xét sau một quá trình đánh giá toàn diện trong nhiều năm. Tuy nhiên, để làm dịu những lo lắng của xã hội, các nhà khoa học ở nhiều quốc gia đang nghiên cứu để thiết kế những gen chỉ thị mới nhằm loại những gen kháng kháng sinh chọn lọc khỏi những sản phẩm hiện nay để giảm thiểu nguy cơ. Hệ Cre/ lox cho phép loại bỏ các chỉ thị chọn lọc sau khi biến nạp vào tế bào thực vật đã được nghiên cứu ứng dụng. Hãng Syngenta (Thụy Sỹ) công bố một hệ thống chọn lọc mới hòan toàn không sủ dụng các gen kháng kháng sinh cho phép phát hiện và chọn lọc dễ dàng, hiệu quả các tế bào tái tổ hợp mà không gây ảnh hưởng hoặc tiêu diệt các tế bào bình thường.

Như vậy, ta thấy rất rõ thực phẩm chuyển gen phải trải qua rất nhiều thử nghiệm nghiêm ngặt. Trước khi được đưa ra thị trường, chúng phải được đánh giá sao cho phù hợp với các quy định do nững tổ chức khoa học quốc tế đưa ra như Tổ chức Hợp tác và

Phát triển Kinh tế của Liên hợp quốc (OECD), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ủy ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc tế của Tổ chức Nông

Lương Liên hiệp (Codex Alimentarius). Những quy định này đều mang các nội dung chính:

Các sản phẩm biến đổi gen cần được đánh giá giống như các loại thực phẩm khác do các nguy cơ gây ra bởi thực phẩm chuyển gen cũng có bản chất giống như các loại thực phẩm thông thường.

Các sản phẩm này sẽ dược xem xét trên độ an toàn, khả năng gây dị ứng, độc tinh và dinh dưỡng của chúng hơn là dựa vào phương pháp và kỹ thuật sản xuất.

Tương tự như việc cấp phép trước khi thương mại hóa cho các loại chất phụ gia mới (như chất bảo quản hay màu thực phẩm), bất kỳ một chất mới nào được tạo ra nhờ công nghệ sinh học được bổ sung vào thực phẩm đều phải được phê chuẩn trước khi đưa ra thị trường.

Thực phẩm chuyển gen dự kiến đưa ra thị trường cần được đánh giá toàn diện dưới sự giám sát độc lập của các nhà khoa học và các nhà đánh giá về mặt dinh dưỡng, độc tính, khả năng gây dị ứng và các khía cạnh khoa học thực phẩm khác. Những đánh giá về an toàn thực phẩm này dựa trên những quy định hướng dẫn sản phẩm, thông tin chi tiết về mục đích sử dụng sản phẩm, các thông tin về phân tử, hóa sinh, độc tính, dinh dưỡng và khả năng gây dị ứng. Các vấn đề chính được xem xét bao gồm:

Thực phẩm chuyển gen có an toàn hay không?

Nồng độ các độc tố hay các chất gây dị ứng trong thực phẩm có thay đổi không Hàm lượng các chất dinh dưỡng chính có thay đổi hay không?

Các chất mới trong thực phẩm chuyển gen có bảo đảm tính an toàn hay không Khả năng tiêu hóa có bị thay đổi không

Các quy trình tạo ra thực phẩm có được chấp nhận không

Như vậy, thực phẩm chuyển gen nếu tuân thủ đầy đủ theo các quy định trên và được kiểm tra đánh giá nghiêm ngặt thì sẽ an toàn cho người sử dụng (xác suất rủi ro rất thấp).

Vì vậy, việc lựa chọn có sử dụng thực phẩm chuyển gen hay không và sử dụng loại nào tùy thuộc vào nhận thức và quan điểm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nhiều thực phẩm chuyển gen được bày bán trên thị trường nhưng không được đánh dấu đó là thực phẩm chuyển gen; hay những thực phẩm trở thành thực phẩm chuyển gen ngoài mong muốn. Đó là việc cây trồng chuyển gen được canh tác gần khu vực của cây trồng truyền thống và xảy ra việc chuyển giao gen qua hạt phấn ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, còn có những hạt giống của cây trồng chuyển gieo được nhập khẩu trái phép qua

đường khách du lịch và được đưa cho người dân trồng thử, sau đó sản phẩm của nó được bày bán bình thường như các sản phẩm truyền thống khác… Vấn đề này thiết nghĩ phải được các ngành chức năng quản lý, kiểm tra chặt chẽ để người tiêu dùng có thể an tâm trong việc lựa chọn thực phẩm của mình.

Bảng 3.1. Ví dụ về sản phẩm công nghệ sinh học thực phẩm hiện nay

Sản phẩm Đặc điểm

Cải dầu Chống chịu chất diệt cỏ

Cải dầu Có hàm lượng axít béo chuyển đổi Ngô Chống chịu chất diệt cỏ

Ngô Kháng sâu bệnh và chống chịu thuốc diệt cỏ Ngô Có hàm lượng axit amino chuyển đổi

Dưa Có đặc tính chín chậm Đu đủ Kháng virút

Khoai tây Kháng sâu bệnh

Khoai tây Kháng virút và sâu bệnh Lúa gạo Chống chịu thuốc diệt cỏ Đậu tương Chống chịu thuốc diệt cỏ

Đậu tương Có hàm lượng axít béo chuyển đổi Bí đỏ Kháng virút

Củ cải đường Chống chịu thuốc diệt cỏ Cà chua Có đặc tính chín chậm Cà chua Kháng sâu bệnh

Một phần của tài liệu Thực phẩm chuyển gen có nguồn gốc thực vật (kèm ppt báo cáo) (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w