Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc chuyển gen vào cây hoa cúc

Một phần của tài liệu Thực phẩm chuyển gen có nguồn gốc thực vật (kèm ppt báo cáo) (Trang 64 - 65)

40 H 5 6 Đặc tính của cấu tạo của carotene:

4.2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc chuyển gen vào cây hoa cúc

Nhờ vào thành tựu của ngành công nghệ sinh học nói chung và công nghệ gen nói riêng nên trong hơn 1 thập kỉ qua nhiều gen quý đã được chuyển vào một số loại cây trồng nhằm tạo ra cây trồng mang các gen có những đặc tính mong muốn. Chỉ trong vòng 15 năm phát triển các nhà khoa học trên thế giới đã tạo ra hơn 60 loài cây trồng mang những gen ngoại lai đặc trưng có các đặc tính quan trọng như: kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ, kháng thuốc trừ sâu Bt, chịu lạnh.

Ở Việt Nam, một số Viện nghiên cứu như: Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Sinh học nhiệt đới, Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long… đã có những thành tựu về công nghệ gen đáng ghi nhận, tạo ra các cây trồng chuyển gen như: lúa mang gen kháng bệnh bạc lá (Phan Tố Phượng và CS), các cây họ cải mang gen kháng sâu và kháng chất diệt cỏ (Đặng Trọng Lương và CS)… Bên cạnh một số cây lương thực và cây rau được biến đổi gen, việc nghiên cứu chuyển gen vào đối tượng cây hoa nhằm kéo dài tuổi thọ của hoa cắt cũng được quan tâm.

Để giải quyết vấn đề này, hiện nay, một số hướng nghiên cứu là tạo ra các giống cây ăn quả mang gen chín chậm nhờ phương pháp chuyển gen đang được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới. Trên thực tế, người ta chủ yếu sử dụng gen ACC oxidase(ACO) để ức chế quá trình chín quả, đặc biệt đối với các loại quả có thời gian bảo quản ngắn, khó vận chuyển như:cà chua, dưa đỏ, dâu tây, nho, đu đủ,… Ngoài ra, gen ACO cũng được ứng dụng để kéo dài thời gian tồn tại của hoa, lá, quả trên cây, ngăn cản sự già hóa…

Tất cả những cơ thể chuyển gen mang gen antisense ACC oxidase hoặc ACC synthase đều được xác định là có sự giảm đáng kể quá trình chín quả: ở dưa đỏ hàm lượng ethylen nội sinh giảm đi 1% so với đối chứng không chuyển gen antisense ACO; ở cây đào , antisense ACO được chuyển gen có sự giảm mức độ ethylene và chậm lại sự hóa già của tràng hoa so với cây không được chuyển gen…; ở cà chua chuyển gin chín

chậm, nhờ antisense quá trình mềm quả, thay đổi màu sắc … đều chậm hơn đối chứng rất nhiều.

Do vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết :

Chuyển gen anti – ACO vào giống hoa cúc vàng nhằm kéo dài tuổi thọ hoa cắt của cây hoa này.

Chuyển gen Bt (cryIA(c)) vào giống hòa cúc vàng nhằm tăng tính kháng sâu của cây hoa này.

Một phần của tài liệu Thực phẩm chuyển gen có nguồn gốc thực vật (kèm ppt báo cáo) (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w