Sâu tr−ởng thành

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng hại lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” (Trang 38 - 41)

I Bộ cánh cứng Coleoptera

5.3.1- Sâu tr−ởng thành

Sâu tr−ởng thành xuất hiện vào tháng 4 hàng năm. Sâu tr−ởng thành vũ hoá cả ban ngày và ban đêm, sau khi vũ hoá chúng bắt đầu phá hoại bằng cách ăn lá keo và gặm cuống lá làm cho lá keo bị rụng hàng loạt. Chúng ăn lá vào ban đêm, ăn ở phía đầu lá Keo tai t−ợng, cách đỉnh lá 20-30mm tạo ra nhiều lỗ thủng hoặc gặm cuống lá non, vỏ non khiến cành, lá có những vết thâm đen.

Hình 5.6: Lá Keo tai t−ợng bị ăn hại

Sâu tr−ởng thành có tính giả chết cao khi có sự va chạm. Chúng th−ờng thải ra những viên phân hình bầu dục to nhỏ khác nhau, đ−ờng kính trung bình từ 0,6 - 0,9mm, có từ 6 -10 viên dính vào nhaụ

Sâu tr−ởng thành có thời gian giao phối kéo dài từ 12-15 giờ. Khi giao phối con đực dùng hai chân tr−ớc bám vào vai cánh của con cáị Hai chân giữa ôm hai mép cánh trên của con cái, còn hai chân sau ôm lấy bụng của con cáị

Khi giao phối chúng th−ờng ẩn ở d−ới lá, con cái vẫn bò mang theo cả con đực trên l−ng. Con cái và con đực giao phối nhiều lần, khi con cái không đồng ý thì lắc cái đuôi rất mạnh rồi bò đi rất nhanh.

Hình 5.7: Bọ lá xanh tím đực và cái trong lúc giao phối

Sâu tr−ởng thành không có tính xu quang. Khi nhiệt độ lên quá 300C chúng th−ờng ẩn nấp ở d−ới tán lá hoặc bò xuống thân cây để chống nóng, khi nhiệt độ xuống thấp chúng lại lên cây phá hạị

Sâu tr−ởng thành ít bay, khi nguồn thức ăn cạn kiệt chúng mới bay để chuyển sang cây khác tìm nguồn thức ăn mớị Thời gian sống của pha tr−ởng thành kéo dài từ 45-74 ngàỵ Sau khi đẻ trứng xong sâu tr−ởng thành chết.

Quá trình đẻ trứng: Con cái tiến hành đẻ trứng vào cành câỵ Tr−ớc khi đẻ chúng dùng miệng cắn đứt vỏ cây một đoạn dài 5-6mm rồi t−ớc lật vỏ ra, tạo thành một lỗ nhỏ. Trứng đ−ợc gắn vào các lỗ đ−ợc chuẩn bị nh− vậỵ Trên cành có nhiều vết t−ớc vỏ gần nh− thẳng hàng, cách nhau 5-15mm. Quan sát bằng mắt th−ờng hoặc qua kính lúp có thể thấy rõ 10-15 trứng đ−ợc gắn vào mỗi ổ (xem hình 5.4).

Để xác định chỉ số sinh dục (tỷ lệ cá thể cái) chúng tôi đã tiến hành bắt ngẫu nhiên một số sâu tr−ởng thành rồi giải phẫụ Kết quả thu đ−ợc cho thấy tỷ lệ đực cái trong thời gian nghiên cứu là 60% đực, 40% cáị Chiều dài cơ thể của Bọ lá xanh tím cái đã giải phẫu dao động từ 7,03-7,70mm (trung bình 7,41mm), chiều rộng biến đổi từ 3,00-4,30mm (trung bình 3,72mm), số l−ợng trứng nằm trong khoảng 86-176. Giữa kích th−ớc của con cái và số l−ợng trứng có mối t−ơng quan tỷ lệ thuận khá rõ ràng. Các dạng ph−ơng trình tuyến tính cơ bản đ−ợc kiểm tra có dạng nh− sau:

Gọi S là số l−ợng trứng của mỗi con cái Gọi D là chiều dài thân thể sâu tr−ởng thành Gọi R là chiều rộng thân thể sâu tr−ởng thành Ta có:

S = -662,9194 + 106,7475 . D r = 0.727234 (1) S = -56,85641 + 49,75998 . R r = 0,736289 (2)

Cả 2 ph−ơng trình trên đều có hệ số t−ơng quan r >0,7 chứng tỏ quan hệ giữa kích th−ớc sâu tr−ởng thành cái và khả năng sinh sản của chúng có mối t−ơng quan khá chặt.

Hình 5.8: Quan hệ giữa số l−ợng trứng và kích th−ớc của Bọ lá xanh tím

5.3.2- Trứng

Trứng khi mới đẻ có màu trắng sữa, màu sắc biến đổi theo thời gian, khi sắp nở chúng chuyển sang màu nâu nhạt hoặc màu hạt dẻ. Thời gian phát triển phôi thai của trứng Bọ lá xanh tím khoảng 25-60 ngàỵ

5.3.3- Sâu non

Sâu non của Bọ lá xanh tím hại Keo tai t−ợng khi mới nở rất yếu ớt, nằm im không ăn gì, khi ta bóc cành cây ra chỉ thấy chúng cựa quậy nhẹ. Sau vài ngày chúng bắt đầu di chuyển bằng cách đục cành cây thành những đ−ờng thẳng và ăn hết những phần ruột bên trong của cành cây keo chỉ để lại một lớp vỏ mỏng bên ngoài (xem hình 5.5).

Sâu non sống chủ yếu trong cành cây, ít di chuyển ra ngoàị Khi sống bên trong cành sâu non ăn đến đâu đùn những hạt mùn gỗ nhỏ ra đến đấy do vậy rất dễ dàng quan sát thấy dấu vết của chúng.

Bọ lá xanh tím hại Keo tai t−ợng một năm có một vòng đờị Tháng 4 xuất hiện sâu tr−ởng thành, tháng 5 thu thập đ−ợc trứng và tháng 6 xuất hiện sâu non.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng hại lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)