Kết quả thử nghiệm một số thuốc trừ sâu

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng hại lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” (Trang 68 - 70)

I Bộ cánh cứng Coleoptera

5.6- Kết quả thử nghiệm một số thuốc trừ sâu

Sâu Bọ lá xanh tím ăn hại lá Keo tai t−ợng thuộc Bộ Cánh cứng Coleoptera có đặc điểm là các pha trứng, sâu non, nhộng đều sống trong cành keo mà chỉ có pha tr−ởng thành mới ăn hại lá và gây thành dịch nên chúng tôi thử nghiệm một số thuốc trừ sâu đối với pha tr−ởng thành.

a) Thuốc Bi58

- Tên khác: Dimethoate, Rogos, Roxion, Fostion

- Tên hoá học: O, O-Dymethyl S-methylearba - moylmethyl phosphorodithieatẹ - Công thức: C5H12NO3 PS2 (229.2).

- Đặc tính lý hoá: Bi58 là tinh thể không màu, điểm nóng chảy 51-520C, áp suất hơi 1,1 mpa (250C) có khả năng hoà tan ở 210C là < 25g/lít, bền trong môi tr−ờng lỏng có pH từ 2-7, không hỗn hợp với thuốc có tính kiềm bị phân huỷ bởi nhiệt.

- Cơ chế tác động: tiếp xúc, nội hấp. Pha với nồng độ 0,5 hoặc 1% để diệt các loài sâu miệng chích hút, gặm nhai… nên phun vào buổi sáng và phải có bảo hộ lao động phòng thuốc xâm nhập vào ng−ờị Liều l−ợng sử dụng 300-700/hạ

b) Thuốc Bassa

- Tên gọi khác: Fenobucarb, Baycarb, Osbac BPMC - Tên hoá học: 2.Sec - butylphenyl methyl carbametẹ - Công thức: C12H17NO2 (207.3)

- Đặc tính lý hoá: Bassa nguyên chất có điểm nóng chảy 31-320C ở dạng kỹ thuật là chất lỏng màu vàng hay xám đỏ khả năng hoà tan trong n−ớc ở 300C là 610 mg/lít n−ớc. Không bền trong môi tr−ờng kiềm và axid đặc.

- Cơ chế tác động: nội hấp, tiếp xúc. Pha với nồng độ 1% để phòng trừ sâu có miệng chích hút, liều l−ợng sử dụng 500g/ha (200-250 lit/ha).

c. Thuốc Dipterex

- Tên gọi khác: Neguron, Tugon

- Tên hoá học: Dimethyl 2.2.2-Trichloro-1-hydroxyetthyl phosphonate - Công thức: C4 H8Cl3O4P (257.4)

- Đặc tính lý hoá: Là dạng bột tinh thể không màu điểm nóng chảy là 83 –840C, áp suất hơi 10mpă200C) khả năng hoà tan trong n−ớc ở 520C là 154kg/lít n−ớc, tan trong benzen, bị phân huỷ bởi n−ớc nóng và ở pH = 5,5.

- Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc. Sử dụng chủ yếu ở dạng th−ơng phẩm Dipterex 50 EC để phòng trừ hầu hết các loại sâu ăn lá cây trồng. Liều l−ợng sử dụng từ 500 đến 1200g/ha (200-250 lít/ha). Không trộn thuốc này với các loại thuốc có tính kiềm.

Do điều kiện và thời gian không cho phép nên chúng tôi chỉ bố trí thí nghiệm ở quy mô nhỏ, phun thử nghiệm 3 loại thuốc Bi 58, Bassa và Dipterex ở 2 nồng độ thuốc 0,5% và 1% phun vào pha tr−ởng thành, mỗi thí nghiệm chúng tôi bố trí 3 mẫu và có cả công thức đối chứng. Kết quả thí nghiệm sau khi đ−ợc tính toán đ−ợc thể hiện trong biểu sau:

Biểu 5-19: Kết quả thử nghiệm thuốc trừ sâu diệt Bọ lá xanh tím

Loại thuốc Nồng độ 0,5% Nồng độ 1% Bi 58 89 94 Bassa 82 90 Dipterex 90 96

Qua biểu 5-19 chúng ta dễ dàng nhận thấy trong các loại thuốc hoá học chúng tôi sử dụng ở trên thì loại thuốc có cơ chế tác động là tiếp xúc, vị độc hay nội hấp.... đều cho tỷ lệ sâu chết cao (82%-96%). Với nồng độ sử dụng 1% tỷ lệ sâu hại bị chết đều cao hơn nồng độ 0,5%. Trong số 3 loại thuốc thử nghiệm Dipterex có hiệu lực cao nhất, tuy nhiên mức chênh lệch không lớn

lắm so với 2 loại thuốc nội hấp. Có thể sử dụng cả 3 loại thuốc trên để tiêu diệt Bọ lá xanh tím tr−ởng thành và trứng của chúng.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng hại lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)