Sự biến động về mật độ Bọ lá xanh tím hại Keo tai t−ợng

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng hại lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” (Trang 57 - 63)

I Bộ cánh cứng Coleoptera

5.4.4-Sự biến động về mật độ Bọ lá xanh tím hại Keo tai t−ợng

5.4.4.1- Sự biến động của mật độ theo các lần điều tra

Mật độ sâu hại nói chung luôn biến đổi, sự thay đổi này liên quan đến đặc điểm sinh học của loài, đặc biệt là khả năng sinh sản, đặc điểm vòng đời hoặc liên quan đến ảnh h−ởng của các yếu tố sinh tháị Cần phải có các phân tích để thấy đ−ợc quy luật của sự biến động này, từ đó đ−a ra biện pháp quản lý phù hợp. Để thấy đ−ợc sự biến động của mật độ sâu Bọ lá xanh tím ăn hại lá keo tai t−ợng sau các lần điều tra, có thể xem biểu và hình sau đây:

Biểu 5-13: Biến động mật độ của Bọ lá xanh tím trong thời gian nghiên cứu Số tt ÔTC Ngày ĐT Ô1 Ô2 Ô3 1 09/4/2002 683 355 115 2 18/4/2002 772 533 170 3 28/4/2002 677 375 91.5 4 08/5/2002 483 222 72.2 5 18/5/2002 287 120 56 6 28/5/2002 215 71 37 7 08/6/2002 92 27 7

Nếu ta dùng biểu đồ biểu diễn sự khác nhau về mật độ theo các lần điều tra ta có:

Hình 5.12: Biến động của mật độ Bọ lá xanh tím

Nhìn vào Biểu 5-13 và hình 5.12 ta thấy: Mật độ của loài bọ lá ăn lá Keo tai t−ợng ở các ô tiêu chuẩn tăng từ lần điều tra thứ nhất đến lần điều tra thứ hai sau đó giảm dần theo các lần điều tra saụ Đặc biệt vào lần điều tra thứ 7 ngày 8/6/2002 thì mật độ trung bình ở các ô đều rất nhỏ.

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1 2 3 4 5 6 7 Lần điều tra Mật độ Ô1 Ô 2 Ô 3 Con/cây

Sở dĩ nh− vậy theo chúng tôi có mấy nguyên nhân sau:

- Tháng 4 là thời gian vũ hoá của sâu tr−ởng thành, lúc đầu tháng số sâu vũ hoá còn khá ít nh−ng sau đó vào trung tuần tháng 4 là thời kỳ cực thịnh của Bọ lá xanh tím nên mật độ tăng lên rất nhanh. Sau đó do số l−ợng sâu tăng lên, l−ợng thức ăn giảm dần, điều kiện khí hậu nh− nhiệt độ, độ ẩm càng tăng lên, thiên địch nh− chim, bọ ngựa ... hoạt động mạnh hơn nên số l−ợng sâu tr−ởng thành lại giảm đị

- Mặt khác cuối tháng 5 đầu tháng 6 là thời gian sâu tr−ởng thành giao phối nhiều, một số con đực sau khi giao phối xong chết đi, một số con cái sau khi đẻ xong trứng cũng chết. Vì vậy số l−ợng sâu hại giảm dần là do đặc tính sinh vật học của sâu và ảnh h−ởng tổng hợp của nhiều yếu tố môi tr−ờng.

5.4.4.2- Sự khác nhau của mật độ quần thể Bọ lá xanh tím ở một số h−ớng phơi

Mật độ Bọ lá xanh tím phụ thuộc vào một số yếu tố sinh thái nh− nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn. Rừng nằm ở các vị trí địa hình khác nhau sẽ có đặc điểm sinh thái khác nhaụ H−ớng phơi là một trong những đặc điểm địa hình liên quan đến khí hậu và sinh tr−ởng phát triển của câỵ

Để làm rõ sự khác nhau của mật độ quần thể Bọ lá xanh tím theo h−ớng phơi chúng tôi đã tiến hành so sánh 2 ô tiêu chuẩn cùng nằm trên một quả đồi, có các điều kiện t−ơng đối đồng nhất nh−ng khác nhau về h−ớng phơi là ô tiêu chuẩn số 1 và số 2. Kết quả tính toán đ−ợc ghi ở biểu sau:

Biểu 5.5-14: Sự khác nhau của tỷ lệ có sâu và mật độ Bọ lá xanh tím

H−ớng phơi Đông Nam Tây Bắc

Tỷ lệ cây có sâu P% 97% 94%

Mật độ (con/cây) 485,44 243,28

Qua Biểu 5-14 ta thấy:

Cả 2 ô tiêu chuẩn có h−ớng phơi khác nhau đều có tỷ lệ cây có sâu (P%) của sâu hại trên 50% nên Bọ lá xanh tím đều có phân bố đềụ

Về mật độ của Bọ lá xanh tím thì ô tiêu chuẩn 1 lớn hơn ô tiêu chuẩn 2 có nghĩa là sâu ở h−ớng Đông Nam nhiều hơn h−ớng Tây Bắc.

Qua kiểm tra bằng tiêu chuẩn t ta có: TK> t05 (10,48> 2,18) nh− vậy sự sai khác về mật độ giữa 2 ô tiêu chuẩn là rõ rệt.

Sự chênh lệch mật độ trên theo tôi chủ yếu là do sự sai khác về chế độ chiếu sáng, gió và nhiệt của hai khu vực. H−ớng Đông Nam th−ờng đón gió mùa Đông Nam thổi từ biển vào nên độ ẩm, l−ợng m−a nhiều hơn do vậy nên cây sinh tr−ởng, phát triển tốt hơn. Còn h−ớng Tây Bắc do ảnh h−ởng của gió mùa Đông Bắc nóng khô nên cây sinh tr−ởng phát triển kém hơn h−ớng Đông Nam.

Dùng tiêu chuẩn |U| để kiểm tra sai dị đ−ờng kính 1,3, chiều cao vút ngọn, đ−ờng kính tán… của keo trong 2 ô tiêu chuẩn. Kết quả kiểm tra đều thấy giá trị tuyệt đối của |U| > 1,96. Điều đó cho thấy rõ ràng keo ở ô tiêu chuẩn 1 sinh tr−ởng, phát triển tốt hơn ở ô tiêu chuẩn 2.

Cây sinh tr−ởng phát triển tốt kéo theo mật độ sâu bọ lá cũng lớn hơn. Một trong những bản năng của sâu tr−ởng thành hại lá th−ờng đẻ trứng ở những lâm phần xanh tốt có nhiều thức ăn để tạo điều kiện thuận lợi cho trứng và sâu non sinh sống sau nàỵ

5.4.4.3- Sự khác nhau của mật độ quần thể Bọ lá xanh tím trong tán cây

Qua theo dõi Bọ lá xanh tím tr−ởng thành chúng tôi thấy chúng phân bố trong tán cây khác nhau, nhiều cá thể có xu h−ớng tập trung ở phần giữa của tán lá. Để có thể đánh giá mức độ khác biệt này chúng tôi đã tiến hành xác định mật độ sâu tr−ởng thành của ba khu vực tán cây là khu vực d−ới, giữa và trên của tán. Kết quả điều tra các ô tiêu chuẩn có Bọ lá xanh tím đ−ợc trình bày trong Biểu 5-15.

Biểu 5-15: Mật độ của Bọ lá xanh tím trong các phần của tán cây

Ví trí tán

ÔTC D−ới tán Giữa tán Trên tán

Ô1 74,01 183,37 40,50

Ô2 51,60 106,50 28,80 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ô3 23,80 35,20 10,50

Trung bình 49,80 108,36 26,60

Nhìn vào Biểu 5-15 ta có thể thấy ngay là mật độ Bọ lá xanh tím ở giữa tán của các ô tiêu chuẩn là cao nhất, thấp nhất là trên tán. Nếu dùng biểu đồ biểu diễn sự khác nhau này ta có hình sau đây:

Hình 5.13: Sự chênh lệch mật độ Bọ lá xanh tím trong các phần của tán cây

Mức độ chênh lệch mật độ ở đây rất rõ rệt. Số l−ợng Bọ lá xanh tím tập trung ở phần giữa của tán lớn gấp hơn 2 lần so với ở phần d−ới của tán và gấp 4 lần phần trên cùng của tán câỵ Sự khác nhau này là do vị trí cành ở trong tán khác nhau và do đặc tính sinh vật học của sâu hạị Sâu ăn lá nói chung và bọ lá nói riêng, sâu tr−ởng thành đều tìm đến những nơi có nguồn thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất và nơi đẻ trứng phù hợp nhất để chúng ăn và đẻ trứng. Do đó các cành ở giữa tán là nơi thích hợp nhất đối với chúng, những cành giữa tán là những cành có nhiều lá bánh tẻ, đ−ờng kính cành vừa phải, ng−ợc lại

0 50 100 150 200

D−ới tán Giữa tán Trên tán

Vị trí tán Mật độ

Ô 1 Ô 2 Ô 3

những cành trên tán có nhiều lá non đ−ờng kính cành nhỏ và yếu nên bọ lá ít phân bố ở những cành nàỵ Mặt khác đặc điểm của Bọ lá xanh tím là khả năng chịu nhiệt độ cao (trên 30oC) khá kém nên chúng th−ờng tránh những nơi quá nóng nh− phía ngọn câỵ

5.4.4.4- Sơ bộ đánh giá mức độ gây hại của Bọ lá xanh tím trong thời gian nghiên cứu

Mức độ gây hại trung bình của Bọ lá xanh tím trong các ô tiêu chuẩn nh− sau:

Biểu 5-16: Mức độ gây hại của Bọ lá xanh tím (chỉ số R%)

ÔTC Ngày ĐT Ô1 Ô2 Ô3 9/4/2002 39,66 37,06 28,58 8/5/2002 50,82 45,39 38,37 8/6/2002 56,03 51,14 46,47 TB 48,83 44,53 37,80 Nhìn vào Biểu 5-16 ta thấy mức độ gây hại của Bọ lá xanh tím tăng dần

theo các tháng điều tra ở các ô. Sự gia tăng của chỉ số R% là bình th−ờng và phù hợp với mật độ sâu hạị Khi mới xuất hiện vào đầu tháng 4 mật độ sâu hại còn khá nhỏ nên mức độ gây hại của chúng cũng t−ơng đối thấp. Sau đó số l−ợng sâu tr−ởng thành vũ hoá ngày càng nhiều nên mật độ sâu tr−ởng thành tăng lên, l−ợng lá bị ăn hại vì thế tăng nhanh. Dấu vết ăn hại mà Bọ lá xanh tím để lại đ−ợc tích luỹ từ tháng 4 đến tháng 6 do đa số lá bị hại còn dính lại trên cây nên chỉ số R% không giảm đi mặt dù trong tháng 6 mật độ sâu tr−ởng thành đã giảm đáng kể.

Căn cứ vào giá trị của chỉ số R% có thể nói Bọ lá xanh tím đã gây hại ở mức độ trung bình. Dựa vào mật độ sâu hại và mức độ gây hại của chúng có thể sơ bộ xác định số l−ợng sâu hại t−ơng ứng với các cấp hại nh− sau:

Biểu 5-17: Số lợng sâu hại tơng ứng với cấp hại lá Cấp R% Mật độ sâu TT (con/cây) Ghi chú 0 0 0 Không bị hại 1 < 25% 1 - 106 Hại nhẹ 2 25 - 50% 107 - 243 Hại vừa 3 51 - 75% 244 - 710 Hại nặng 4 > 75% > 710 Hại rất nặng

Nh− vậy để gây ra thiệt hại ở mức ăn hết 25% diện tích lá Keo tai t−ợng cần có khoảng 106 Bọ lá xanh tím trên một câỵ Nếu có khoảng 243 sâu tr−ởng thành thì một cây có thể bị mất 50% diện tích lá. Mức hại rất nặng xảy ra khi có khoảng 710 Bọ lá xanh tím trên một câỵ

Ngoài việc xác định mức độ gây hại trung bình trên cây chúng tôi còn xác định tỷ lệ cây bị hại trên các ô tiêu chuẩn. Qua điều tra chúng tôi thấy trên 3 ô tiêu chuẩn hầu hết các cây đều có sâu gây hại tuy nhiên là ở mức độ khác nhaụ ở những cây có cành lá nhiều thì mức độ bị hại nặng hơn so với các cây khác.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng hại lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” (Trang 57 - 63)