Nhóm giải pháp liên quan đến phi thuế

Một phần của tài liệu sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO (Trang 81 - 85)

II. Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước

1. Nhóm các biện pháp liên quan đến thuế và phi thuế

1.2. Nhóm giải pháp liên quan đến phi thuế

Tuân thủ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, việc dỡ bỏ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan có tính chất bóp méo thương mại là một trong những yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên, việc tạm thời bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước cũng là một việc làm chính đáng. Về lý thuyết, WTO và các định chế thương mại khu vực thường chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất, nhưng thực tế các nước không ngừng sử dụng các biện pháp phi thuế quan mới, vừa đạt được mục đích bảo hộ, vừa không trái với thông lệ quốc tế. Ngày nay, các nước có xu hướng sử dụng ít sử dụng những biện pháp bảo hộ phi thuế mang tính lộ liễu, áp đặt như lệnh cấm hay hạn chế số lượng nhập khẩu, thay vào đó là các biện pháp

tinh vi hơn như tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về xuất xứ, nhãn hiệu, môi trường lao động… Với xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu hiện nay, Việt Nam cần phải áp dụng các biện pháp đó một cách tinh vi hơn, hiệu quả hơn để có thể bảo vệ sản xuất trong nước mà không trái với các quy định và cam kết quốc tế.

1.2.1. Các biện pháp hạn chế định lượng

Việc áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng như: cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép của Việt nam là hoàn toàn không trái với các điều ước quốc tế đã ký kết. Theo cam kết và phù hợp với quy định của WTO, Việt Nam cần tiếp tục duy trì hạn ngạch và chế độ cấp giấy phép nhập khẩu đối với những sản phẩm được phép, những mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người. Đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử.

Một điểm đáng chú ý là danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý của các cơ quan chuyên ngành hiện nay vẫn còn khá nhiều. Việt Nam cần đổi mới biện pháp quản lý chuyên ngành đối với một số mặt hàng sang quản lý theo các quy định, tiêu chuẩn đối với sản phẩm, các quy định về môi trường. Điều này sẽ hạn chế được rất nhiều sự kém minh bạch trong quản lý.

Việt Nam cũng cần lưu ý các vấn đề có thể gây ra tranh cãi như việc cấm nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, máy móc thiết bị cũ – trong khi vẫn cho lưu thông tiêu dùng trong nước. Điều này là vi phạm nguyên tắc phân biệt đối xử của WTO. Chúng ta nên thay thế việc cấm nhập khẩu các mặt hàng này bằng các biện pháp khác, như: các quy định, tiêu chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường. Bằng cách này, chúng ta có thể hạn chế lượng nhập khẩu của các mặt hàng đó vào trong nước mà hoàn toàn không làm trái với các quy định của WTO.

1.2.2. Các biện pháp kỹ thuật

Đây là biện pháp bảo hộ được nhiều nước rất ưa chuộng sử dụng bởi mức độ tinh vi của nó. Việt Nam cần có những bước đi tích cực hơn và khẩn trương hơn nữa trong vấn đề này.

Thứ nhất, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống các điều luật và quy định về hàng rào kỹ thuật. Trong bối cảnh kinh tế quốc tế đang rất sôi động với nhiều cơ hội và thách thức thì hệ thống pháp luật của nước ta cần phải nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi các chính sách pháp luật về các tiêu chuẩn chất lượng, môi trường, bảo hộ lao động trước, trong và sau quá trình sản xuất.

Thứ hai, nước ta cần phải loại bỏ các tiêu chuẩn lạc hậu, xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện kinh tế của nước mình cũng như quy định bảo hộ hợp lý của WTO. Việt Nam nên thiết lập những rào cản kỹ thuật với mục đích bảo vệ môi trường, sức khỏe của người dân, phù hợp với xu hướng chung của thế giới, với Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT và Hiệp định về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS).

Thứ ba, để có thể hoàn thiện và thực thi có hiệu quả các hàng rào kỹ thuật trong thương mại thì chúng ta cần phải thực hiện tốt những chương trình kế hoạch đã được vạch ra từ trước. Cụ thể là: Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, Triển khai quy hoạch và hoàn thiện cơ sở vật chất, Tăng cường hợp tác quốc tế về những vấn đề liên quan đến TBT, SPS và Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến.

Cuối cùng, chúng ta phải lưu ý việc xây dựng những tiêu chuẩn trên là yêu cầu tất yếu song phải xây dựng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại. Nước ta không thể áp đặt vào một cách máy móc vào nước mình những tiêu chuẩn của các nước có nền kinh tế phát triển mạnh, mức độ đòi hỏi cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản…

Nếu biết cách vận dụng linh hoạt và khéo léo các biện pháp kỹ thuật, Việt Nam có thể bảo vệ được sản xuất trong nước mà không gây phản ứng trong thương mại quốc tế.

1.2.3. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời

Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có sự quan tâm thích đáng đối với việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời mặc dù đây là một vấn đề thiết yếu nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ sản xuất trong nước, được WTO và các định chế thương mại thừa nhận.

Về bán phá giá, chúng ta luôn là bị đơn trong các vụ kiện bán phá giá trong khi trên thực tế, hiện tượng hàng nước ngoài bán phá giá vào Việt Nam là hết sức phổ biến. Vì vậy, chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống phá giá và chống trợ cấp, hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hàng hoá nội địa.

Về trợ cấp, trợ cấp cũng là vấn đề Việt Nam cần đặc biệt quan tâm khi chúng ta đã trở thành thành viên của WTO. WTO cho phép các nước thành viên duy trì các hình thức trợ cấp mà không làm hạn chế và bóp méo thương mại hoặc gây thiệt hại cho các thành viên khác. Thêm vào đó, WTO còn cho phép áp dụng một số vấn đề chưa có quy tắc thống nhất như: tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu trong trợ cấp nông sản, trợ cấp nghiên cứu, phát triển, nâng cấp máy móc thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, hỗ trợ hạ tầng nông nghiệp… Thành viên của WTO có thể áp dụng các biện pháp này mà không sợ hành động đối kháng, trả đũa. Việt Nam nên tận dụng những quy định này để tiến hành các biện pháp hỗ trợ sản xuất trong nước mà vẫn phù hợp với quy định của WTO. Một số giải pháp liên quan đến vấn đề trợ cấp:

 Duy trì các chính sách đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư đang thực hiện mà không trái với quy định của WTO như: các hình thức ưu đãi gián

tiếp, ưu đãi các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, nông thôn, đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn…

 Nghiên cứu, đề xuất các chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư dưới các hình thức hỗ trợ nghiên cứu phát triển, giáo dục đào tạo, đầu tư cải tiến trang thiết bị đang sử dụng để đáp ứng các quy định mới về môi trường…

 Sử dụng có hiệu quả các loại trợ cấp xuất khẩu được phép sử dụng như trợ cấp trong quá trình nghiên cứu, phát triển, tiếp thị sản phẩm ra các thị trường mới.

Một phần của tài liệu sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w