Giải pháp về huy động vốn

Một phần của tài liệu sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO (Trang 89 - 91)

II. Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước

2. Nhóm giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh

2.1.3. Giải pháp về huy động vốn

Thứ nhất, Việt Nam phải phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Để có được điều đó, Nhà nước nên rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản

quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với những sản phẩm và địa bàn đầu tư – kinh doanh thuộc diện được phép bảo hộ nhằm bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nước thực hiện vai trò định hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư lựa chọn cơ hội kinh doanh và loại hình tổ chức kinh doanh thích hợp với điều kiện của mình.

Thứ hai, chúng ta phải xây dựng và phát triển hiệu quả thị trường tài chính. Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước.

 Nhà nước phải biết kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; tăng cường công tác quản lý và thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường vốn.

 Cần chú trọng đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đảm bảo cho các ngân hàng thương mại thực sự là những đơn vị kinh tế tự chủ, không có sự phân biệt đối xử về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; đảm bảo các điều kiện và môi trường để các ngân hàng thương mại và sàn giao dịch chứng khoán hoạt động theo nguyên lý thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

 Cần hoàn thiện cơ chế hoạt động tín dụng theo nguyên lý thị trường, hoàn thiện các quy định về thủ tục giao dịch tín dụng theo hướng thuận tiện nhất.

 Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo tính hiệu quả, thực hiện đúng mục đích cổ phần hóa.

 Nhà nước cần khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân tiếp cận mọi nguồn vốn, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa từ các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế, tạo cơ chế hình thành các nguồn vốn hỗ trợ ban đầu cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.

Một phần của tài liệu sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w