Công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp

Một phần của tài liệu sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO (Trang 95 - 98)

II. Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước

2. Nhóm giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh

2.3.2. Công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp

 Tăng cường thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp nền tảng cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Bảo đảm sản xuất, đáp ứng nhu cầu những sản phẩm thiết yếu nhằm góp phần giữ ổn định nền kinh tế - xã hội và tăng trưởng xuất khẩu.

 Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp, khai thác tối đa năng lực sản xuất và xuất khẩu của những sản phẩm đang có lợi thế cạnh tranh như: hàng dệt may, giày dép, đồng thời tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn, có giá trị gia tăng cao; thiết bị điện, điện tử - máy vi tính,, phần mền công nghệ thông tin, sản phẩm nhựa, gỗ…

 Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng công nghiệp theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao.

KẾT LUẬN

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn kinh tế APEC, sáng lập viên ASEM và đặc biệt đã gia nhập chính thức WTO. Tuy nhiên, trình độ phát triển của nước ta còn thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Vì vậy, song song với tự do hoá thương mại, nước ta cần thực hiện các biện pháp bảo hộ hợp lý. Các biện pháp bảo hộ này sẽ làm giảm bớt những tác động tiêu cực và mặt trái của tự do hoá. Khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới thì việc bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước càng trở nên quan trọng và cấp bách.

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, bài khoá luận đã hoàn thành những vấn đề cơ bản sau:

Chương I: đã hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết liên quan đến bảo hộ sản xuất, trong đó đặc biệt chú ý đến những quy định của WTO về các công cụ bảo hộ sản xuất.

Chương II: phân tích một cách cụ thể các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước mà Việt Nam đã áp dụng. Đồng thời đưa ra những đánh giá về độ phù hợp của các biện pháp này đối với các cam kết quốc tế; xem xét các tác động tích cực, tiêu cực mà các biện pháp này mang lại.

Chương III: Đề xuất một số giải pháp mà Việt Nam có thể áp dụng dựa trên các yêu cầu khách quan của tiến trình hội nhập và yêu cầu chủ quan của nền kinh tế nước ta.

Sau ba năm kể từ ngày Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các cam kết khi gia nhập đã và đang được Việt Nam thực hiện một cách nghiêm túc và tích cực, nền kinh tế và thị trường Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận gắn bó chặt chẽ với kinh tế và thị trường thế giới. Nhờ có các công cụ và chính sách bảo hộ, chúng ta đã thực hiện khá hiệu quả việc

bảo hộ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp nội địa đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên, trước các diễn biến phức tạp và chuyển biến không ngừng cũng như xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, Việt Nam vẫn cần phải biết áp dụng một cách linh hoạt hơn nữa các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước nhằm bảo hộ những ngành sản xuất còn non trẻ, sức cạnh tranh kém. Đồng thời, chúng ta cũng luôn phải nghiên cứu hoàn thiện để có thể đạt được các mục tiêu bảo hộ mà không đi ngược lại các quy định của WTO, góp phần đưa Việt Nam ngày một phát triển, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Hoàng Văn Châu (2006), Việt Nam đã vào WTO – 1 số cam kết chủ yếu, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 20/2006, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

2. Th.S Vũ Thị Hiền (2007), Cơ chế chính sách và biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

3. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

4. GS.TS Bùi Xuân Lưu – PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nxb Lao động xã hội.

5. Bùi Thị Lý (2006), Các biện pháp bảo vệ hợp lý thị trường nội địa trong tự do hoá thương mại, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 19/2006, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

6. GS.TS Võ Thanh Thu, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế quốc tế, Nxb Thống kê.

7. Th.S Lê Quang Trung (2007), Tổ chức thương mại thế giới và vấn đề gia nhập của Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Các website:

1. Wikipedia tiếng việt: http://vi.wikipedia.org

2. Bộ Công Thương: http://moi.gov.vn

3. Bộ Tài Chính: http://mof.gov.vn

4. Tổng cục thống kê: http://gso.gov.vn

5. Tổ chức thương mại thế giới: http://wto.org

6. Cổng thông tin kinh tế Việt Nam: http://vnep.org.vn

7. Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh:

http://hids.hochiminhcity.gov.vn

8. Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh:

Một phần của tài liệu sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w