Vì sao ngân hàng cần thêm vốn?

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chứng khoán hóa và những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay (Trang 49 - 52)

3. ĐẠO LUẬT ỔN ĐỊNH KINH TẾ KHẨN CẤP (EESA) VÀ VIỆC TÁI VỐN HÓA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

3.3Vì sao ngân hàng cần thêm vốn?

Các tổ chức tài chính tạo tiền bằng cách vay tiền với những kỳ hạn thuận tiện, điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ được hưởng những mức lãi suất thấp, và sau đó sẽ cho vay lại với một mức lại suất cao hơn hoặc mua những tài sản đem lại tỷ suất sinh lợi cao hơn. Họ có thể tạo tiền bằng nhiều cách khác nữa, nhưng trên bảng cân đối kế toán, phần tài sản và nợ là phần chủ yếu. Nhằm duy trì hoạt động của một tổ chức tài chính bằng cách đáp ứng những yêu cầu của người cho vay để vay được tiền, một vài tổ chức tài chính phải cấp vốn và thông thường vốn đó lấy từ vốn cổ phần của công ty. Những người chủ công ty vì muốn gia tăng đòn bẩy nên thường muốn giữ cho vốn cổ phần ở một mức thấp, cho vay ít và xây dựng một cấu trúc vốn có tỷ lệ nợ cao. Đó là bởi vì lợi nhuận kiếm được sẽ được phân chia giữa những cổ đông với nhau và điều này đồng nghĩa với việc càng ít cổ đông, lợi nhuận mà mỗi cổ đông nhận được sẽ càng nhiều.

Trong nhiều năm qua, chính phủ Mỹ cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới đã ấn định mức vốn điều lệ đòi hỏi cho những ngân hàng nhằm ngăn họ khỏi việc nhận lấy quá nhiều rủi ro trong cuộc theo đuổi những món lợi cao và cũng bảo vệ các quỹ bảo hiểm cho những khoản ký quỹ của họ khỏi bị thua lỗ. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, một vài ngân hàng lớn đã tìm ra cách “lách luật” bằng việc thành lập những thực thể “ngoài bảng cân đối kế toán” mang tên các công cụ đầu tư kết cấu (SIVs) nhằm mua các chứng khoán

đảm bảo bằng tài sản thế chấp mà các ngân hàng đang phát hành. Thêm vào đó, những ngân hàng đầu tư lớn đã gia tăng đòn bẩy của họ một cách đáng kể trong những năm trước khủng hoảng và họ vẫn có thể làm được điều đó mà không cần các yêu cầu bắt buộc về vốn. Kết quả là khi khủng hoảng tín dụng thế chấp nổ ra, nhìn chung, toàn bộ hệ thống tài chính của chúng ta thực sự yếu kém hơn chúng ta tưởng tượng, và đối với các ngân hàng lớn nói riêng thì yếu kém hơn so với khi họ được báo cáo trong các báo cáo công khai.

Khủng hoảng tín dụng thế chấp bùng nổ vào năm 2006 và nhanh chóng leo thang sau đó đã tác động nghiêm trọng đến bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Khi các ngân hàng bị buộc phải thừa nhận các khoản lỗ trong những tài sản cầm cố mà họ nắm giữ trong danh mục của mình và đặc biệt phải giảm giá giá trị của các chứng khoán đảm bảo bằng nợ vay thế chấp xuống bằng mức giá thị trường (mặc dù giá cả trên những thị trường này phản ánh tương đối phần nào việc mua bán tháo), họ phải gánh chịu những sụt giảm về vốn. Hơn nữa, các ngân hàng lớn nhận thấy rằng họ không thể tiếp tục che dấu các SIVs vì các công cụ đầu tư kết cấu này đã không còn khả năng đảo nợ các chứng từ thương mại mà họ đã phát hành nhằm đầu tư cho việc nắm giữ các chứng khoán thế chấp của mình. Để tránh phá giá các chứng khoán đó trên thị trường nhằm thỏa mãn cho các chủ nợ, các ngân hàng buộc phải đem các SIV trở lại bảng cân đối kế toán và gánh chịu những khoản lỗ vốn.

Như chúng ta đã thấy, một số ngân hàng lớn như Washington Mutual hay Wachovia cũng không thể tồn tại qua những khó khăn của khủng hoảng và đã bị hoặc đang bị bán cho các ngân hàng mạnh hơn. Các ngân hàng khác cũng phải nỗ lực hết sức để chống đỡ cho nguồn vốn của mình bằng cách phát hành thêm cổ phần mới nhằm bù đắp cho các khoản lỗ mà họ phải gánh chịu từ những khoản cho vay chậm trả và từ việc giá các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản sụt giảm. Theo như các báo cáo đại chúng, cho đến nay, các tổ chức tài chính (phần lớn là các ngân hàng) trên thế giới đã phải gánh chịu một khoản lỗ hơn 700 tỷ đô và họ đã phát hành khoảng 500 tỷ đô vốn cổ phần mới nhằm bù đắp những khoản lỗ này.

Nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ – ông Henry Paulson – đã dự báo về những thất bại trầm trọng hơn của các ngân hàng, họ sẽ phải gánh chịu nhiều khoản lỗ hơn nữa.

Vào đầu năm 2008, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã ước tính rằng những khoản lỗ do cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu gây ra có thể lên đến 1 nghìn tỷ đôla. Và gần đây, con số này đã được IMF nâng lên đến 1.4 nghìn tỷ đô. Nếu nhận thấy bất cứ một biến động nào liên quan đến những dự báo mới nhất này, sẽ có rất nhiều ngân hàng tại Mỹ và trên thế

giới cần gọi thêm vốn nhưng trong một thị trường vốn rủi ro hơn thị trường của một vài tháng trước rất nhiều.

Đó là một môi trường mà các ngân hàng phát triển trong những điều kiện khó khăn hơn rất nhiều khi phải đối phó với nhau cho dù họ phải giữ cho nền kinh tế hoạt động. Mỗi ngày, một vài ngân hàng có nhiều hoặc trữ được nhiều tiền mặt hơn họ cần để đáp ứng những yêu cầu về dự trữ và nhu cầu thanh khoản bình thường trong khi một số ngân hàng khác lại thiếu hụt những quỹ này. Ở Mỹ, vì thế mà các ngân hàng giao dịch với nhau trên thị trường tiền quỹ liên bang trong khi các ngân hàng trên thế giới thực hiện nghiệp vụ vay và cho vay với nhau thông qua thị trường liên ngân hàng London, cũng như sử dụng lãi suất liên ngân hàng London (LIBOR). Mục đích chính của Chính sách tiền tệ do Cục dự trữ liên bang FED quy định nhằm ổn định mức lãi suất quỹ liên bang. Hiện nay, lãi suất quỹ liên bang đã được hạ từ 2% xuống 1.5% (trước khủng hoảng tín dụng thứ cấp là 5.25%). Để làm được điều này, FED đã bơm vào thị trường một lượng tiền khổng lồ nhằm mua lại toàn bộ các chứng từ thương mại do các doanh nghiệp phát hành. Đây là một việc làm chưa từng xảy ra. Tuy nhiên, FED không thể kiểm soát một cách chắc chắn thị trường liên ngân hàng dài hạn, nơi mà các ngân hàng thường cho nhau vay với kỳ hạn từ 3 tháng trở lên.

Sự thay đổi đột ngột trong lãi suất cho vay kỳ hạn 3 tháng trên thị trường liên ngân hàng (trên 4%) phản ánh 2 thực tế cơ bản. Thứ nhất là các ngân hàng không tin tưởng vào giá trị những tài sản thế chấp của nhau và có lẽ là cả những chứng khoán được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp mà họ nắm giữ chính xác là vì thị trường của các chứng khoán này quá mong manh và do đó mà giá của chúng thì không đáng tin cậy. Vấn đề thứ hai đó là bản thân các ngân hàng đang thiếu vốn hoặc họ đang lo sợ các bên đối tác của mình thiếu vốn. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi các ngân hàng lại quá miễn cưỡng trong việc cho vay trên thị trường liên ngân hàng cho dù chỉ là trong 1 kỳ hạn ngắn 3 tháng.

Sự thiếu vốn trong hệ thống ngân hàng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần còn lại của nền kinh tế. Một ngân hàng thiếu vốn bị buộc phải cắt giảm hoạt động cho vay và điều này đồng nghĩa với việc hạn mức tín dụng của các công ty và người tiêu dùng bị thu hẹp. Các hộ gia đình cắt giảm chi tiêu; rất khó để có thể đi vay thế chấp mua nhà hoặc xe cộ; các doanh nghiệp giảm bớt việc đầu tư và thu hẹp hoạt động. Như chúng ta đã biết, tác động của việc thiếu hụt vốn cho vay có thể bị nhân lên gấp bội.

Mỗi đô la vốn của ngân hàng đóng góp xấp xỉ 10 đô la trong tổng cho vay của nền kinh tế. Mỗi đô la vốn thiếu hụt vì thế cũng khiến tổng cho vay của nền kinh tế giảm đi 10 đô la.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chứng khoán hóa và những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay (Trang 49 - 52)