Tái cấu trúc vốn hệ thống tài chính một cách trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chứng khoán hóa và những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay (Trang 55 - 56)

3. ĐẠO LUẬT ỔN ĐỊNH KINH TẾ KHẨN CẤP (EESA) VÀ VIỆC TÁI VỐN HÓA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

3.5Tái cấu trúc vốn hệ thống tài chính một cách trực tiếp

Việc cấp vốn trực tiếp cho các tổ chức tài chính thông qua chính phủ không phải là một ý tưởng mới. Đó là một phương pháp ra đời trong cuộc khủng hoảng này và được áp dụng cho Fannie, Freddie cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thụy Điển đã tái cấu trúc bằng cách cấp vốn cho hệ thống ngân hàng của mình trong suốt cuộc khủng hoảng những năm 80. Gần đây nhất, Chính phủ Anh cũng đã thông báo về việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách rộng rãi vào giữa cuộc khủng hoảng. Chính phủ Mỹ cũng đã thông qua một cách cụ thể đạo luật Ổn định kinh tế khẩn cấp 2008 (EESA), yêu cầu Bộ tài chính thực hiện việc bơm vốn trực tiếp vào cho các ngân hàng.

Bộ trưởng bộ tài chính – ông Henry Paulson – đã khẳng định rằng Bộ tài chính sẽ tận dụng cơ hội của đạo luật này và vì thế sẽ sử dụng các quỹ của mình để mua lại vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng hiện đang “có vấn đề”. Đây là một sự tiến triển đáng mừng. Cho dù kế hoạch mua lại tài sản của Bộ tài chính nhằm khôi phục sự tin tưởng vào giá cả của những chứng khoán “có vấn đề” nhưng rất nhiều ngân hàng vẫn tin rằng các ngân hàng khác đang thiếu hụt những nguồn vốn cần thiết và vì vậy có thể vẫn rất e ngại trong việc cho vay.Thậm chí việc Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi FDIC với một mức tín dụng mới không giới hạn tại Bộ tài chính sẵn sàng hỗ trợ cho các ngân hàng có nhu cầu để duy trì họ khỏi nguy cơ sụp đổ vẫn không đủ sức tạo ra niềm tin đối với các chứng khoán của họ. Vì thế các ngân hàng vẫn lo sợ sẽ mất tiền khi cho các ngân hàng vỡ nợ vay hoặc ít nhất sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn tại một thời điểm mà tất cả các ngân hàng đều rất cần và muốn có được mức độ thanh khoản cao nhất mà họ có thể đạt được.

Kế hoạch cấp vốn như thế này có thể hoạt động như thế nào? Bộ tài chính có thể thông báo về việc sẵn sàng tiếp nhận đơn xin cấp vốn của mình, sử dụng một công thức định giá cố định. Đối với các ngân hàng thương mai công chúng, Bộ tài chính có thể mua lại tài sản với mức giá tại một thời điểm quy định, có thể là một hoặc vài ngày trước khi kế hoạch này được thông báo. Đối với các ngân hàng sở hữu tư nhân, Bộ tài chính có thể sử dụng mức giá dựa trên trung bình tỷ số thị giá trên thư giá (P/B) đối với các ngân hàng thương mại công chúng cũng vào thời điểm này. Để tránh việc Chính phủ sẽ can thiệp vào công việc của các ngân hàng, cổ phiếu được mua lại sẽ không có quyền biểu quyết. Bộ tài chính cần khẳng định rõ rằng họ chỉ giữ một vị trí thiểu số mà thôi. Không nên có sự giành quyền kiểm soát nhiều công ty hơn. AIG, Fannie và Freddie đã là khá đủ. Bộ tài chính cũng nên thông báo rằng Bộ sẽ bán lại cho ngân hàng bất cứ cổ phần nào thu được từ hoạt động này ngay khi nền kinh tế có dấu hiệu ổn định và ngân hàng hội đủ các điều kiện tài

chính (có lẽ một giới hạn về thời gian, 3 năm chẳng hạn, sẽ là một giả định có thể chấp nhận được).

Bộ tài chính sẽ phải cẩn thận khi mua lại những tài sản “có vấn đề” để phòng trường hợp các ngân hàng sẽ chỉ phá giá những tài sản xấu nhất của mình. Bộ cũng cần cẩn thận khi mua lại vốn cổ phần của các ngân hàng, đặc biệt khi Bộ quyết định sẽ thực hiện kế hoạch này ở một diện rộng trên toàn quốc. Không thể thông báo rộng rãi với các ông chủ ngân hàng về việc mua lại tài sản nhưng sau đó lại thay đổi không mua. Vấn đề này cho thấy rằng Bộ tài chính cần làm việc chặt chẽ với FDIC và những nhà quản lý khác để quyết định xem một ngân hàng cụ thể có đủ điều kiện để được cấp vốn hay không. Bộ cũng cần giới hạn phạm vi của kế hoạch này chỉ dành cho các ngân hàng lớn hơn, nếu không thể thực hiện được đối với các ngân hàng nhỏ hơn.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chứng khoán hóa và những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay (Trang 55 - 56)