- MC E3 AUT Ice class E
6.2.1.: Quy định chung quy trình hàn.
6.2.1.1: Phạm vi áp dụng:
1. Hàn áp dụng trong kết cấu thân tàu phải thoả mãn những yêu cầu ở phần này, cùng với những yêu cầu ở các phần 2-A “kết cấu thân tàu và trang thiết bị”
2. Hàn phải đợc tiến hành phù hợp với quy trình hàn đã đợc kiểm duyệt, bằng vật liệu hàn đã đợc công nhận và do các thợ hàn có trình độ đã đợc Đăng kiểm GL công nhận.
3. Nếu áp dụng công nghệ hàn cha đợc quy định ở phần này thì quy trình hàn, trình độ thợ hàn và vật liệu hàn phải đợc Đăng kiểm xét duyệt riêng.
6.2.1.2: Định nghĩa và giải thích:
Trong phần của quy phạm có những định nghĩa và giải thích dới đây:
(1): Vật liệu hàn- vật liệu đảm bảo tiến hành quá trình hàn để có đợc mối nối hàn có chất lợng. Trong hàn điện, vật liệu hàn là que hàn hay cực hàn, dây (kim loại) hàn, thuốc hàn, khí bảo vệ. Trong hàn khí thì vật liệu hàn gồm oxy kĩ thuật và các loại khí cháy.
(2): Kim loại cơ bản (còn gọi là vật liệu cơ bản hay vật liệu chính)- Kim loại của các chi tiết đợc hàn.
(3): Kim loại đắp- Kim loại do que hàn hay dây hàn làm nóng chảy chuyền vào mối hàn và thực tế không chứa kim loại cơ bản.
(4): Kim loại mối hàn – Kim loại do kim loại cơ bản và vật liệu hàn hoặc chỉ do kim loại cơ bản nóng chảy trong khi hàn tạo thành.
(5): Vùng ảnh hởng nhiệt – Vùng kim loại cơ bản tiếp giáp với mối hàn (hoặc mối hàn đắp) có sự biến đổi về tổ chức kim loại và tính chất của nó do tác dụng của nhiệt khi hàn.
(6): Tính hàn- Đặc điểm của kim loại có thể nhận đợc mối hàn có chất lợng khi áp dụng công nghệ thích hợp.
(7): Độ ngấu- Sự nóng chảy của kim loại đắp hoặc sự nóng chảy của kim loại các mép đợc hàn.
(8): Cha ngấu (hoặc không ngấu)- Một loại khuyết tật của mối hàn do cha có s nóng chảy (liên kết) giữa kim loại mối hàn với kim loại cơ bản, giữa kim loại cơ bản với kim loại cơ bản, hoặc giữa các lớp của kim loại mối hàn với nhau khi hàn nhiều lớp.
6.2.2. Hàn: