Khí hậu, thuỷ văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng (Trang 30 - 31)

3.1.3.1. Khí hu

Huyện Yên Châu thuộc vùng hí hậu nhiệt đới, nên chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau:

Nhiệt độ bình quân năm 23,10C; Nhiệt độ ngày cao nhất 40,50C; Nhiệt độ ngày thấp nhất 1,70C. Biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao

Độẩm trung bình 78,3%; Độẩm thấp nhất 38,7%

Lượng mưa trung bình năm 1.029mm. Với số ngày mưa trung bình năm 130 ngày.

Nhìn chung với điều kiện, thời tiết, khí hậu có khắc nghiệt ảnh hưởng đến sản xuất do khô hanh, lượng mưa phân bố không đều, có lũ quét, hạn hán. Song cơ bản huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 2 mùa rõ rệt, đồng thời do địa hình đã chia vùng thành 2 vùng khí hậu khác nhau.

ôn cao là điều kiện tốt, thuận lợi cho phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là các loại cây ăn quả. Có ảnh hưởng của gió Đông Bắc, song không nhiều. Chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió Tây) khô nóng từ tháng 3 đến tháng 5.

- Vùng cao biên giới khí hậu mát mẻ hơn, thích hợp với cây chè, cây ngô và chăn nuôi đại gia súc.

3.1.3.2. Thuỷ văn

- Do địa hình chia cắt mạnh tạo cho Yên Châu có một hệ thống suối, ao hồ khá phong phú với các hệ thống suối chính như: Suối Sập, suối Vạt vùng quốc lộ 6, suối Nậm Pàn ở vùng cao biên giới.

- Hệ thống suối Sập: Bắt nguồn chảy từ Mộc Châu và các nhánh suối khác đổ về như Huổi Tô Buông, Huổi Nà Ngà, suối Pàn và hợp với suối Vạt ở xã Sập Vạt.

- Hệ thống suối vạt: bắt nguồn từ dãy khau cạn thuộc xã Chiềng Đông và các nhóm suối khác như Huổi Hịt, Huổi Lưu, Huổi Tủm.

- Hệ thống suối Nậm Pàn: chảy qua xã Chiềng On, Yên Sơn, Phiêng Khoài theo hướng Tây Bắc đổ ra sông Đà (huyện Mai Sơn).

Nhìn chung sự phân bố của các hệ thống suối chính trên địa bàn huyện không đều, tập trung chủ yếu ở vùng quốc lộ 6 và một số xã biên giới như Chiềng On, Yên Sơn. Đa phần các suối trên địa bàn huyện đều ngắn, dốc, tiết diện hẹp cộng với mật độ che phủ của thảm thực vật hạn chế nên lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước còn hạn chế. Về mùa mưa thường gây lũ quét, xói mòn, rửa trôi mạnh. Mùa khô lưu lượng nước rất thấp, thậm chí nhiều con suối không còn nước. Nguồn nước ngầm không phong phú; việc khai thác để phục vụ cho chương trình nước sạch nông thôn còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)