Ảnh hưởng của chỉ tiêu cấu trúc cấu trúc tán cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng (Trang 84 - 86)

3 9 Giả thuyết bị bác bỏ

4.6.3.Ảnh hưởng của chỉ tiêu cấu trúc cấu trúc tán cây

Mặc dù ít quan trọng hơn đường kính, chiều cao, song tán cây là chỉ tiêu không thể thiếu khi cần nghiên cứu cấu trúc lâm phần, điều tiết mật độ và không gian dinh dưỡng hợp lý để cây rừng phát triển, tận dụng tối đa tiềm năng của điều kiện lập địa. Để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tán cây đề tài sử dụng chỉ tiêu: Tỷ số giữa diện tích tán bình quân với thiết diện ngang bình quân (STo = St/g).

Do giữa đường kính tán và đường kính thân luôn tồn tại mối quan hệ khăng khít dưới dạng phương trình (4.30) (theo kết quả nghiên cứu phần 4.5). Vì thế, thông qua phương trình này xác định đường kính tán bình quân của cây có tiết diện ngang bình quân, thông qua đó tính diện tích tán bình quân và tính STo, kết quả tính toán được trình bày trong phụ biểu 13, 14.

Tiếp tục tiến hành thử nghiệm các phương trình (...) cho từng nhân tố và tổng hợp các nhân tốảnh hưởng đến STo, phương trình được lựa chọn sẽ căn cứ vào mức độ liên hệ, và kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan và tham số trong tổng thể, kết

quảđược trình bày trong phụ biểu 17 và được tóm tắt trong biểu:

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của các chỉ tiêu (A, N, q) đến tỷ lệ Sot = St/g Phương trình r (R) tr/ t0.5 FR/ F0.5 Các tham số số hiệu PT Sot = 196.86+13.37A 0.98 >1 a,b tồn tại (4.37) Sot = 555.52-0.18N 0.92 3 >1 b không tồn tại (4.38) Sot = 317.05+58.02q 0.15 <1 b không tồn tại (4.39) Sot = 1900.59 + 2.18ln(A/N)+ 228.26ln(q/N) 0.93 <1 a,b, c không tồn tại (4.40) Sot = 100.35-2859.26(A/N)+ 240624.67(q/N) 0.93 <1 a,b,c không tồn tại (4.41) Nhìn vào bảng kết quả 4.18 cho thấy, tỷ lệ giữa tổng diện tích tán trung bình với tiết diện ngang thân cây trung bình chưa thực sự tồn tại mối quan hệ trong tổng thể, chúng mới chỉ bước đầu có ảnh hưởng tới lâm phần (mẫu) nghiên cứu. Tuy nhiên theo chiều hướng liên hệ cho thấy: nếu tuổi càng cao, độ giao tán càng cao thì mật độ càng phải giảm đi để tăng tiết ngang của thân.

Kết luận chung: Việc tác động khai thác của người dân địa phương đã có ảnh hưởng không nhỏđến các quy luật cấu trúc rừng. Yên Châu là một huyện miền núi, việc khai thác rừng để lấy đất làm nông nghiệp diễn ra thường xuyên (bao gồm cả với rừng trồng) vì chu kỳ kinh doanh rừng trồng thường rất lâu, công chăm sóc, bảo vệ không đáng kể. Nhiều mảng rừng Tếch trong khu vực nghiên cứu đã bị phá vỡ cấu trúc, có những khu vực cây phân bố quá dầy, đường kính và chiều cao đều rất bé, ngược lại có những khu vực quá thưa, độ giao tán chưa có. Tuy nhiên, khi xem xét trên toàn tổng thể thì tất cả các nhân tố mật độ, độ giao tán và tuổi đều ảnh hưởng chặt đến các chỉ tiêu hình thái thân cây. Trong đó, đặc biệt ảnh hưởng nhất là yếu tố mật độ. Cần có biện pháp tác động làm giảm mật độ khoa học, cân đối trong từng lâm phần và tuổi để sinh trường bình quân của rừng được nâng lên, đảm bảo chu kỳ kinh doanh rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng (Trang 84 - 86)