Một số đặc điểm cơ bản của các xã thuộc đối tượng nghiên cứu 1 Đặc điểm cơ bản xã Chiềng Hặc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng (Trang 38 - 39)

3.3.1. Đặc điểm cơ bản xã Chiềng Hặc

Chiềng Hặc là xã miền núi vùng 2, nằm dọc theo quốc lộ 6 thuộc huyện Yên Châu, cách thị trấn Yên Châu 10km về phía Đông Nam. Phía Đông giáp xã Tú Nang thuộc huyện Yên Châu; Phía Tây giáp xã Sập Vạt; Phía Bắc giáp xã Mường Lựm thuộc huyện Yên Châu; Phía Nam giáp xã Chiềng Khoi thuộc huyện Yên Châu. Chiềng Hặc có độ cao 400m so với mặt nước biển, địa hình tương đối phức tạp bị chia cắt nhiều. Mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng núi phía Bắc. Được chia thành hai mùa rõ rệt trong năm: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 23,10C; Độẩm trung bình 78,3%; Lượng mưa trung bình năm là 1.019mm; Số ngày mưa trung bình năm là 130 ngày. Nhìn chung khí hậu khô hanh, khắc nghiệt, lượng mưa phân bố không đều, có lũ quét, hạn hán nên ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.

Hình 3.1. Địa giới hành chính 4 xã thuộc đối tượng nghiên cứu

Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 8.973,66 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 5.133,9 ha chủ yếu tập trung ở ranh giới giáp xã Phiêng Khoài, Lóng Phiêng và ở một số khu vực giáp huyện Bắc Yên nhưng trữ lượng thấp, rừng trồng chủ yếu là cây Tếch (tổng diện tích rừng Tếch 148,986 ha).

Theo báo cáo mới nhất năm 2009, xã Chiềng Hặc có 4.712 nhân khẩu, với 4 dân tộc anh em cùng sinh sống hình thành 17 bản, trong đó 5 bản thuộc diện đặc biệt khó khăn. Dân tộc thái chiếm tỷ lệ 73,53%; Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 5,57%; Dân tộc Mông chiếm tỷ lệ 16,61%; Dân tộc Sinh Mun chiếm tỷ lệ 4,29%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)