Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với quy luật phân bố N/D 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng (Trang 56 - 60)

Rừng là một tổng thể hữu cơ bao gồm rất nhiều các cây rừng luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau và với môi trường sinh thái nơi sống (đất, nước, không khí, v.v..) cùng các biện pháp tác động. Do môi trường và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là tương đối đồng nhất trong vùng nghiên cứu, nên nhân tốảnh hưởng đến quy luật cấu trúc rừng chính là các nhân tố nội tại hình thành lên rừng, tiêu biểu là: Tuổi, mật độ, độ giao tán – đây cũng chính là các nhân tốảnh hưởng được nghiên cứu xem xét chính trong đề tài.

Từ kết quả phần 4.2.1. cho thấy, phân bố Weibull là phân bố lý thuyết thích hợp để biểu thị quy luật phân bố N/D1.3 của lâm phần Tếch. Chúng được biểu diễn bằng hai tham số là độ lệch và độ nhọn, trong đó độ lệch là chỉ tiêu quan trọng và dễ xem xét hơn cả. Vì thế, đề tài sử dụng chỉ tiêu này để nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tốảnh hưởng với quy luật phân bố N/D1.3, kết quả tổng hợp được trình bày trong phụ biểu 03. Từ bảng kết quả này, tác giảđã lập các phương trình tương quan giữa độ lệch với từng nhân tố ảnh hưởng và với đồng thời các nhân tố ảnh hưởng theo các dạng phương trình (...). Đối với phương trình tuyến tính một lớp mức độ liên hệ giữa các đại lượng được xác định thông qua hệ số tương quan (r), kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan và các tham số bằng tiêu chuẩn t; Đối với phương trình tuyến tính 2, 3 lớp mức độ liên hệ giữa các đại lượng được xác định thông qua hệ số tương quan kép (R), kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan bằng tiêu chuẩn F của Fisher, kiểm tra sự tồn tại của các tham số bằng tiêu chuẩn t. Kết quả tính toán chi tiết

được trình bày trong phụ biểu 04 và tóm tắt trong bảng 4.6

Bảng 4.6. Tương quan giữa độ lệch N/D1.3 và các nhân tố ảnh hưởng Phương trình r (R) tr/ t0.5 FR/ F0.5 Các tham số số hiệu PT  = 3.954 - 0.094A 0.182 <1 a tồn tại (4.1)

 = 6.244 - 1.365lnA 0.181 <1 a,b không tồn tại (4.2)

 = 2.6871 - 0.0001N 0.039 >1 a tồn tại (4.3)

 = 3.239 - 0.100 lnN 0.029 <1 a,b không tồn tại (4.4)

 = 2.005 + 0.429q 0.298 <1 a tồn tại (4.5)

 = 2.441 + 0.559 lnq 0.295 <1 a tồn tại (4.6)

 = 2.396 - 29.633(A/N) + 458.076(q/N) 0.368 <1 a,c tồn tại (4.7)

 = 4.840-0.492ln(A/N)+0.653 ln(q/N) 0.339 <1 a,b,c không tồn tại (4.8) ln = 0.864-10.331(A/N)+156.516(q/N) 0.326 <1 a tồn tại (4.9) ln = 1.681-0.175ln(A/N)+0.225ln(q/N) 0.304 <1 a,b,c không tồn tại (4.10) ln = 3.091-0.0001(A*N)+0.0005(q*N) 0.339 <1 a tồn tại (4.11)

 = 4.106 - 0.112A - 0.001N + 0.462q 0.375 <1 a tồn tại (4.12)

Tuổi (A), mật độ (N), độ giao tán (q) là những chỉ tiêu cấu trúc có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chung của rừng. Tuổi cây

là nhân tố chỉ thời gian, phản ánh một giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhất định của lâm phần, là chỉ tiêu sản lượng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh rừng trồng.

Mật độ là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ đậm đặc của lâm phần, được biểu thị bằng số cây trên ha. Độ giao tán của rừng được thể hiện bằng hệ số giao tán đó là tỷ số giữa tổng diện tích tán cây với diện tích của ôtc nghiên cứu. Tuổi và độ giao tán là căn cứđể xác định mật độ trồng rừng, cường độ tỉa thưa và mật độ nuôi dưỡng, đảm bảo cho rừng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả sinh thái là cao nhất.

Từ kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.6 cho 33 lâm phần có phân bố N/D1.3 tuân theo quy luật phân bố Weibull cho thấy: Tất cả các dạng phương trình thử nghiệm từ (4.1) đến (4.12) cho từng nhân tố và tổng hợp các nhân tố (A, N, q) với độ lệch phân bốđều cho hệ số tương quan rất nhỏ, dao động từ (0,029 – 0,375). Qua kiểm tra hệ số tương quan có duy nhất phương trình (4.3) cho giá trị tr/t0.5 >1, hay trong tổng thể thực sự có tồn tại mối quan hệ giữa độ lệch và mật độ, song ở mức rất yếu. Tất cả các phương trình còn lại, kết quả kiểm tra cả hệ số tương quan và các tham sốđều không tồn tại trong tổng thể. Hay các nhân tố A, N, q chưa thể hiện ảnh hưởng đến độ lệch phân bố. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trong phần 4.1chỉ rõ: Mật độ, độ giao tán của rừng đều ở mức cao, vì thế chúng chắc chắn phải có ảnh hưởng ít nhiều đến quy luật sinh trưởng đường kính.

Nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn này là do tác động tổng hợp từ nhiều phía, trong đó đáng chú ý là tác động của con người. Sự tác động này thường mang tính cục bộ, không có quy luật và cơ cở khoa học (thực tế trong điều tra, có những ôtc bắt gặp 15 – 20 gốc chặt, song có những ôtc lại được chăm sóc, bảo vệ rất tốt). Tạo ra sự biến động mạnh ngay trong cùng một tuổi và không đều giữa các tuổi. Chính điều này có thểảnh hưởng lớn đến kết quả tương quan. Vì thế, đểđảm bảo tính khoa học và thấy rõ hơn ảnh hưởng của (A, N, q) đến quy luật phân bốđường kính, tác giả tiến hành thống kê các giá trị, A, N, q của các lâm phần theo tuổi và tính trung bình. Từ số liệu này, tiếp tục phân tích tương quan lại theo các dạng phương trình trên, kết quả tính toán chi tiết được trình bày trong phụ biểu 05, và được tổng hợp trong bảng 4.7:

Bảng 4.7. Tương quan giữa độ lệch N/D1.3 với các nhân tố (A, N,q) theo tuổi Phương trình r (R) tr/ t0.5 FR/ F0.5 Các tham số số hiệu PT  = 3.86-0.09A 0.98 >1 a,b tồn tại (4.13)  = 5.94-1.25lnA 0.97 >1 a,b tồn tại (4.14)  = 1.477+0.001N 0.77 >1 a tồn tại (4.15)  = -5.172+1.140ln(N) 0.77 >1 a,b không tồn tại (4.16)

 = 0.74+1.44q 0.28 <1 a,b không tồn tại (4.17)  = 2.13+1.84ln(q) 0.28 <1 a,b không tồn tại (4.18)  = 1.85-107.43(A/N)+1743.57(q/N) 0.99 >1 a,b,c tồn tại (4.19)  = 14.49-1.91ln(A/N)+3.02ln(q/N) 0.99 >1 a,b,c tồn tại (4.20) ln = 0.65-42.06(A/N)+688.26(q/N) 0.99 >1 a,b,c tồn tại (4.21) ln = 5.66-0.75ln(A/N)+1.19ln(q/N) 0.99 >1 a,b,c tồn tại (4.22)

Nhìn vào bảng 4.7 cho thấy, khi tiến hành kiểm tra riêng rẽ ảnh hưởng của từng nhân tốđến độ lệch thì:

Độ lệch có quan hệ chặt chẽ với tuổi rừng (r = 0,97 – 0,98) theo dạng phương trình (4.13, 4.14), kết quả kiểm tra cho thấy hệ số tương quan và các tham sốđều tồn tại. Trong tổng thể, độ lệch và tuổi thực sự tồn tại mối quan hệ khăng khít theo chiều nghịch biến. Điều này có thể khẳng định, đối với những lâm phần chưa tỉa thưa, độ lệch trái của phân bố N/D1.3 sẽ tăng dần theo tuổi, các cây ở cỡ kính nhỏ ngày càng được tích tụ nhiều hơn và gây ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng chung của rừng. Đồng thời, trong thực tiễn điều tra nhanh rừng, có thể sử dụng phương trình (4.13) do tính đơn giản và có tương quan chặt hơn để tính nhanh độ lệch phân bố của N/D1.3.

Mật độ có quan hệở mức chặt với độ lệch, hệ số tương quan thực sự tồn tại, song tham số b trong tổng thể lại không tồn tại. Vì thế có thể khẳng định, mật độ không có quan hệ với độ lệch theo 2 dạng phương trình đã thử nghiệm.

Độ giáo tán và độ lệch chỉ tồn tại quan hệở mức yếu, trong tổng thể mối quan hệ này không có ý nghĩa. Tuy nhiên, kết quảđiều tra cho thấy tại tất cả các tuổi, hệ số q >1, chứng tỏ giữa các cây rừng đang có sự giao tán, cạnh tranh không gian sống. Điều này một phần do đặc điểm Tếch là loài cây có phiến lá to, tán lá rộng.

Để có cơ sở kết luận, đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của cả 3 chỉ tiêu cấu trúc (tuổi, mật độ và độ giao tán) theo các dạng phương trình tuyến tính hai lớp, kết quảđược trình bày trong bảng 4.7 từ phương trình (4.19 – 4.22). Hệ số tương quan kép của cả 4 phương trình đều rất chặt (R = 0.99). Kết quả kiểm tra hệ số

tương quan và các tham sốđều tồn tại trong tổng thể.

Kết lun chung:

- Mặc dù rừng trồng Tếch tại Yên Châu chưa được tiến hành tỉa thưa. Song do ảnh hưởng của việc khai thác cục bộ của người dân, tiêu chuẩn cây con đem trồng ban đầu không đồng nhất và quá trình phân hoá tỉa thưa tự nhiên đã phá vỡ quy luật cấu trúc chung của rừng. Vì thế, nếu tiến hành xem xét ảnh hưởng các nhân tố (A, N,q) theo 39 lâm phần điều tra chung chung sẽ thiếu cơ sở khoa học, đồng thời không làm rõ được quy luật cấu trúc và mức độảnh hưởng của chúng đến cấu rừng. Trái lại các nhân tố này cần phải được xem xét, đánh giá trên cơ sở giá trị trung bình của tuổi, việc làm này sẽ loại được ảnh hưởng của điều kiện khách quan đến kết quả nghiên cứu, và cho kết luận mang tính bao quát hơn.

- Các chỉ tiêu cấu trúc (tuổi, mật độ, độ giao tán) đã có ảnh hưởng thực sựđến độ lệch phân bố N/D1.3. Các chỉ tiêu này càng tăng thì phân bốđường kính thân cây càng có dạng lệch trái. Kết quả cũng khẳng định, lâm phần nghiên cứu đang có hiện tượng ứđọng cây ở cấp đường kính nhỏ (12 – 14cm). Vì thế, trong thời gian tới cần có các biện pháp tác động hợp lý để điều chỉnh cấu trúc rừng tiệm cận dần về cấu trúc phân bố chuẩn, đảm bảo tính ổn định và chu kỳ kinh doanh của rừng.

- Khi cần điều tra nhanh độ lệch phân bố N/D1.3 của lâm phần nghiên cứu chưa qua tỉa thưa, có thể sử dụng một trong các phương trình (4.13; 4.19 – 4.22) để tính toán với độ tin cậy 95%, trong đó phương trình 4.13 được ưu tiên hơn cả bởi tính đơn giản, dễ sử dụng ngoài thực địa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)