Thí nghiệm 3: ảnh h−ởng của GA3 đến khả năng bật chồi khoai tây KT 2 từ meristem

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tẩy sạch virus bằng kỹ thuật nuôi cấy meristem nhằm phục tráng giống khoai tây KT2 (Trang 48 - 51)

4. Kết quả và thảo luận

4.2.1.Thí nghiệm 3: ảnh h−ởng của GA3 đến khả năng bật chồi khoai tây KT 2 từ meristem

Meristem là một khối tế bào trẻ, có kích th−ớc rất nhỏ nên muốn phát triển thành cây đòi hỏi phải đ−ợc nuôi d−ỡng trong môi tr−ờng tốt để sinh tr−ởng phát triển. Điều kiện đầu tiên mà meristem đòi hỏi phải là môi tr−ờng phù hợp cho sự sinh tr−ởng của cây.

Mặt khác, trong nuôi cấy mô tế bào quá trình phát sinh hình thái của tế bào đ−ợc điều khiển bằng chất điều tiết sinh tr−ởng đặc biệt là GA3. Hàm l−ợng các chất điều tiết sinh tr−ởng cao hay thấp, tỷ lệ phối hợp giữa chúng nh− thế nào còn phụ thuộc và từng loại cây trồng, từng giống khác nhau.

Với khoai tây KT2 thì hàm l−ợng GA3 nh− thế nào là phù hợp cho sự sinh tr−ởng phát triển của meristem chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm ảnh

h−ởng của GA3 đến khả năng bật chồi của cây khoai tây KT2 với các nồng độ GA3 là 0pp, 1ppm, 2ppm, 3ppm, 4ppm kết hợp với môi tr−ờng MS có bổ xung 0,01ppm kinetin kết quả thu đ−ợc ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: ảnh h−ởng của GA3 đến khả năng bật chồi của khoai tây KT2

Chỉ tiêu ĐC CT1 CT2 CT3 CT4

TL bật chồi (%) 0 11,6 28,3 36,6 25

Chiều cao cây (sau 60 ngày) - 0,3 0,7 0,9 0,6

Số lá (sau 60 ngày) - 1 1,3 1,7 1

Chiều cao cây (sau 90 ngày) - 1,2 3,0 3,8 2,6

Số lá (sau 90 ngày) - 2,0 3,2 4,0 2,7

Ghi chú: ĐC: MS + 2,5% sacaroza + 5,5g/l agar + 0,01ppmkinetin CT1: ĐC + 1ppmGA3 CT3: ĐC + 3ppmGA3 CT2: ĐC + 2ppmGA3 CT4: ĐC + 4ppmGA3 Từ kết quả thu đ−ợc chúng tôi nhận thấy:

Việc bổ xung GA3 có ảnh h−ởng đến khả năng bật chồi cây từ meristem. ở các nồng độ GA3 khác nhau khả năng bật chồi của cây là khác nhau.

ở công thức đối chứng môi tr−ờng MS + 2,5%sacaroza + 5,5g/l agar +

0,01ppm kinetin không bổ xung GA3 không có hiện t−ợng bật chồi ở meristem. Khả năng bật chồi của các công thức tăng dần với nồng độ GA3 tăng dần từ 1ppm đến 3ppm sau đó lại giảm xuống ở nồng độ 4ppm. Công thức 1 bổ sung GA3 với nồng độ 1ppm meristem đã có khả năng bật chồi nh− tỷ lệ rất thấp chỉ đạt 11,6%. Sau đó khả năng bật chồi tăng lên ở nồng độ 2ppm với 28,3%. Khả năng bật chồi của cây đạt cao nhất ở nồng độ GA3 là 3ppm đạt tới 36,6% sau đó giảm xuống còn 25% ở nồng độ 4ppm.

0 10 20 30 40 0ppm 1ppm 2ppm 3ppm 4ppm GA3 Tỷ lệ bật chồi (%) TL bật chồi (%)

Đồ thị 4.1: ảnh h−ởng của nồng độ GA3 đến khả năng bật chồi của cây từ meristem

4ppm 3ppm 2ppm 1ppm

ảnh 2: ảnh h−ởng của nồng độ GA3 đến khả năng bật chồi của cây từ meristem khoai tây KT2

Khả năng tăng tr−ởng của cây khoai tây tái sinh từ meristem cũng chịu ảnh h−ởng lớn của GA3. Sự sinh tr−ởng, phát triển của cây hình thành từ meristem tăng dần theo nồng độ GA3 tăng dần từ 1ppm đến 3ppm sau đó giảm xuống ở nồng độ 4ppm.

Với nồng độ 1ppm GA3 sau 2 tháng nuôi cấy kích th−ớc của cây là 0,3cm và 1 lá sau 3 tháng nuôi cấy chiều cao cây tăng lên 1,2 cm và đ−ợc 2 lá. Chiều cao cây, số lá tăng dần qua nồng độ 2ppm GA3 và đạt cao nhất ở nồng độ 3ppm với chiều cao 0,9cm và 1,7 lá sau 2 tháng nuôi cấy và đạt chiều cao 3,8 cm với số lá 4 lá sau 3 tháng nuôi cấy. Nh−ng ở nồng độ 4ppm GA3 sau 2 tháng nuôi cấy chiều cao cây chỉ đạt 0,6cm với 1 lá và sau 3 tháng nuôi cấy chiều cao cây đạt 2,6cm với 2,7 lá.

Vậy nồng độ GA3 có ảnh h−ởng đến khả năng bật chồi cũng nh− sự sinh tr−ởng, phát triển của meristem. Nồng độ GA3 tốt nhất cho sinh tr−ởng, phát triển của meristem là 3ppm.

Môi tr−ờng thích hợp nhất cho meristem khoai tây KT2 là MS + 2,5% sacaroza + 5,5g/l agar + 0,01ppmkinetin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tẩy sạch virus bằng kỹ thuật nuôi cấy meristem nhằm phục tráng giống khoai tây KT2 (Trang 48 - 51)