Phân tích thức ăn qua các mẫu phân:

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ : Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở vườn quốc gia Cát Tiên (Trang 74 - 76)

Phân của bò tót có kích th ớc khoảng 40 x 40 x 15 (cm− 3). Phân mới có dạng sền sệt, màu xanh đậm, mùi hôi. Tốc độ phân hủy của phân tùy thuộc vào nền đất, độ ẩm và thời tiết. Sau khoảng 1 ngày, thời tiết nóng, nắng, đất ẩm, bề mặt của phân nhanh chóng bị bạc màu và bắt đầu hoai mục. Sau khoảng 1 tháng, phân sẽ hoai mục hoàn toàn. Vào mùa m a, tốc độ phân hủy nhanh hơn.−

Tùy từng khu vực, nguồn thức ăn trong phân cũng có sự khác nhau. ở quanh khu vực bàu Sấu và Núi T ợng, nguồn thức ăn trong phân chủ yếu là các loài cỏ non,−

lá cây do vậy phân nhanh chóng bị phân hủy hoàn toàn. ở một số khu vực, nhiều bãi phân sau khi phân hủy để lại các dạng sợi dài khoảng 1 - 2 cm rời rạc, là di vật của các loài cây thức ăn giàu xen-lu-lô nh măng tre các loại, vỏ các loài cây bụi, dây−

leo. Việc nhận biết các loài cây thức ăn trong phân bằng mắt th ờng có nhiều khó−

khăn.

- Một số loài cây thức ăn bò a thích

Nhiều loài thức ăn bò tót a thích, đ ợc bò tót ăn lập đi lập lại nhiều lần trong− −

một tuyến, hoặc một khu vực. Những loài này là:

+ Các loài cỏ thấp ở ven các vùng bán ngập nh cỏ mần trầu (Eleusine − indica

(L.) Gaertn.), cỏ mực (Eclipta prostrata (L.) L.), cỏ tranh (Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. var. major (Nees) Hubb.), bích trai nách (Cyanotis axillaris (L.) D. Don), cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.), rau tàu bay (Erechtites valerianifolia (Wolf) DC.), cỏ bạc đầu (Kyllinga nemoralis (J.R.et G.Forst.) Dandy ex Hutch. et Dalz.), rau dừa n ớc (Ludwigia − adscendens (L.) Hara), cỏ chỉ (Cynodon dactylon (L.) Pers.), lác ba cánh (Cyperus trialatus (Boeck) Kern.), ...

+ Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ nh tóp mỡ (Flemingia − grahamiana W. et Arn.), kim mộc (Securinega virosa (Willd.) Pax et Hoffm.), cau chuột bốn nhánh (Pinanga

quardrijuga Gagnep.), chôm chôm đất (Rinorea anguifera (Lour.) Kantze),... + Dây leo nh dây choại (Stenochlaena − palustris (Burm.f.) Bedd.). + Các loài măng tre (Bambusa spp.)

Nhiều loài chúng không thích ăn, hoặc không ăn th ờng là những loài có mùi−

đặc tr ng nh chứa tinh dầu hoặc các loài cây có nhựa mủ nh sa nhân (Amomum− − −

villosum var. xanthoides (Wall.) Hu), riềng rừng (Alpinia conchigera Griff.), sung (Ficus hispida var. hispida), si (Ficus benjamina L.), mía dò (Costus speciosus

Smith),... mặc dù những loài này rất phổ biến trong các khu rừng nhiệt đới ẩm. Một số loài cây thức ăn do cấu tạo hình thái lá và lá kèm biến thành gai sắc, nhọn là những loài thức ăn a thích của loài bò tót đ ợc phát hiện tại khu vực Cát− −

Lộc nh cui lá to (Heritiera − macrophylla Wall.), màn màn (Capparis sp1), táo dại (Zizyphus oenoplia (L.) Mill.), tu hú bầu dục (Gmelina elliptica J.E.Sm.), cà trái

lông (Solanum lasiocarpum Dunal), vuốt (Uncaria sp.), tiểu quật một lá (Atalantia

monophylla DC.), kim cang thon (Smilax lanceifolia Roxb.).

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ : Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở vườn quốc gia Cát Tiên (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w