Vitamin E là một loại vitamin rất dễ hòa tan trong chất béo, tồn tại ở dạng
dầu sánh màu vàng kim hoặc vàng nhạt. Có hai loại vitamin E có nguồn
gốc thiên nhiên và tổng hợp. Vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên được chiết
xuất từ dầu thực vật như đậu tương, ngô, mầm lúa mạch, các loại hạt có dầu như hạt hướng dương... Còn vitamin E tổng hợp được bào chế từ
công nghệ hóa chất. Về cơ chế hấp thu và sử dụng hai loại vitamin E thiên nhiên và tổng hợp trong cơ thể không có gì khác nhau, nhưng loại vitamin thiên nhiên được sử dụng nhiều hơn khoảng 50% so với loại tổng hợp. Tác dụng của vitamin E tổng hợp thấp hơn so với loại có nguồn gốc thiên nhiên.
Trong thực phẩm, các nguồn phổ biến nhất chứa vitamin E là các loại dầu thực vật như cọ dầu, hướng dương, ngô, đậu tương, ô liu. Các loại quả kiên, hạt hướng dương, quả nhót gai Hippophae spp., dương đào Actinidia spp. và mầm lúa mì cũng là các nguồn cung cấp vitamin E. Và các nguồn khác như hạt ngũ cốc, cá, bơ lạc, các loại rau lá xanh. Ở động vật, vitamin E có trong mỡ bò, mỡ cá nhưng hàm lượng thấp hơn nhiều so với dầu thực vật. Mặc dù ban đầu vitamin E được chiết ra từ dầu mầm lúa mì, nhưng phần lớn các nguồn bổ sung vitamin E tự nhiên hiện nay lại tách ra từ dầu thực vật, thông thường là dầu đậu tương.
Bảng so sánh hàm lượng vitamin E dưới đây cho thấy vai trò quan trọng của các loại dầu ăn dẫn xuất từ đậu phộng, đậu nành, hoa hướng dương.
Cách tốt nhất để bổ sung vitamin E là sử dụng các thực phẩm chứa vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên có nhiều chất béo như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ô-liu...Trong trường hợp nếu thiếu vitamin E khác nên được các bác sĩ tư vấn và hướng dẫn sử dụng vitamin E.