Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao có triển vọng vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại Vĩnh Thủy – Vĩnh Linh – Quảng trị (Trang 30 - 31)

Cây lúa sau khi đạt số nhánh tối đa sẽ bước vào thời kì làm đốt, làm

đòng (chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh

thực). Thời kì làm đốt thực chất là thời kì kéo dài các lóng. Số lóng kéo dài

thường 3 – 8 lóng, trung bình 5 lóng (Suichi Yosida, 1981). Trong quá trình lúa phân hoá mầm hoa, thời kì làm đòng là quá trình hình thành cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố cấu thành năng suất. Ở thời kì này cây lúa có những thay đổi rõ rệt về hình thái, màu sắc, hoạt động sinh lí và

khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh. Thời kì này chịu ảnh hưởng của nhiệt độ khá lớn. Trong quá trình phân hoá gié, mầm hoa, phân bào giảm nhiễm của tế bào mẹ hạt phấn, nếu gặp nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm thoái hoá hoa, giảm tỉ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt. Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta bố trí mùa vụ hợp lí nhằm tận dụng tối đa ánh sáng, nhiệt độ, tránh được những tác động bất lợi của thời tiết. Đồng thời có thể điều khiển làm tăng tỉ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt bằng các biện pháp kĩ thuật bón đón đòng, điều chỉnh mực nước…

Các giống thí nghiệm có thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ dao động từ 23 - 31 ngày. Giống đối chứng HT1 có thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ là 24 ngày. Giống PC6 và TP5 trổ sớm nhất, sau kết thúc đẻ nhánh 21 ngày, giống DT34 trổ muộn nhất, muộn so với đối chứng 7 ngày.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao có triển vọng vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại Vĩnh Thủy – Vĩnh Linh – Quảng trị (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w