đến năng suất lí thuyết. năng suất lí thuyết được tính dựa trên 3 yếu tố cấu
thành năng suất là số bông/m2 , số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt. Kết
quả thí nghiệm cho thấy giống HT1 (đ/c) năng nuất lí thuyết đạt 61,97 tạ/ha. giống PC10 (61,97 tạ/ha) có năng suất lí thuyết bằng với giống đối chứng. Các giống còn lại đều có năng suất lí thuyết thấp hơn giống đối chứng. Trong đó, giống PC6 có năng suất lí thuyết cao nhất (68,40 tạ/ha), thấp nhất là giống TP6 (49,23 tạ/ha) và TP5 (50,12 tạ/ha).
- Năng suất thực thu
Năng suất thực thu là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của một chu kì sản xuất trên đồng ruộng và được quan tâm nhiều nhất trong sản xuất nông
nghiệp. Qua số liệu Bảng 4.9 chúng tôi thấy năng suất thực thu của các giống
thu cao nhất (54,50 tạ/ha), tiếp đến là giống PC6 (54,28 tạ/ha), giống TP6 (46,91 tạ/ha), TP5 (48,02 tạ/ha) năng suất thực thu thấp. Năng suất thực thu của 2 giống TP6, TP5 sai khác có ý nghĩa thống kê với giống đối chứng. Giữa các giống thí nghiệm cũng sai khác có ý nghĩa thống kê về năng suất thực thu. Giữa giống TP5, TP6 không sai khác, nhưng sai khác với các giống còn lại
- Số bông/m2
Số bông/m2 có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi đó số hạt và khối lượng
hạt chỉ đóng góp 26% [13’]. Số bông/m2 chịu sự qui định của đặc tính di
truyền của giống, đồng thời chịu sự chi phối rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng…) và kĩ thuật canh tác (phân bón, mật độ…). Thời kì quyết định số bông là giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu. Nghiên cứu đặc điểm này làm cơ sở cho chúng ta áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác phù hợp để được số bông thích hợp trên đơn vị diện tích.
Số bông/m2 của các giống thí nghiệm dao động từ 234 – 359 bông/m2. giống
đối chứng có 296 bông/m2. Hầu hết các giống có số bông/m2 tương đối cao,
trong đó giống PC10, BN, TP5 TP6 do có tỉ lệ nhánh hứu hiệu cao nên số
bông/m2 cũng nhiều.
- Số hạt/bông
Số hạt trên bông phụ thuộc vào số gié, số hoa phân hoá và số hoa thoái hoá. Thời kì quyết định số hạt/bông chủ yếu rừ khi bắt đàu phân hoá đòng đến cuối thời kì giảm nhiễm, vào thời điểm trước trổ 5 ngày trở về sau không ảnh hưởng [22’]. Vì vậy để có số hạt/bông cao cần bón thúc kịp thời để thúc đẩy quá trình phân hoá đòng và tác động các biện pháp kĩ thuật thích hợp để ức chế không cho số bông tăng quá nhiều. Tuy nhiên không nên tăng số hạt/bông quá nhiều, nếu quá nhiều sẽ làm tăng tỉ lệ lép cao, giảm khối lượng hạt do không đủ chất dinh dưỡng. Các giống có số hạt/bông dao động 73,23 - 147,53 hạt. Giống HT1 có số hạt/bông 119,73 hạt. trong tất cả các giống thí nghiệm thì giống PC6 có số hạt/bông cao nhất (147,53 hạt), bên cạnh đó giống này cũng có số hạt chắc/bông nhiều nhất. Có thể tạm công nhận rằng đay là một trong những giống tiềm năng về năng suất. trong khi đó giống TP5,TP6 tuy có chiều dài bông dài nhưng số hạt/bông ít chứng tỏ sự phân bố hạt/bông của hai giống này thưa hơn các giống còn lại.
- Số hạt chắc/bông
Số hạt chắc/bông được quyết định ở thời kì trước và sau khi trổ bông (thời kì giảm nhiễm, trổ bông và chín sữa). lúa có tỉ lệ hạt chắc cao hay thấp đều chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kĩ thuật canh tác trong giai đoạn này. Nghiên cứu số hạt chắc /bông giúp chúng ta có những biện pháp tác động thích hợp (bố trí thời vụ, phân bón cân đối hợp lí,…) nhằm đạt được năng suất cao. Qua theo dõi, số hạt chắc/bông cuae các giống thí ngiệm dao động trong khoảng 58,23 – 105,23 hạt. Giống đối chứng có 86,46 hạt chắc/bông. Hầu hết các giống đều sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% so với giống đối chứng. Giữa các giống cũng có sự sai khác, chỉ có giống TP5 và TP6 không có sự sai khác.
- Trọng lượng 1000 hạt
Trong lượng 1000 hạt phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính di truyền của giống, được thể hiện qua gií hạn kích thước của vỏ trấu. ở hầu hết các điều kiện trọng lượng 1000 hạt là một đặc tính ổn định của giống (Soga và Nozaki, 1957). Tuy nhiên nó cũng chịu chi phối của quá trình tích luỹ, vận chuyể hydratcacbon về hạt khi lúa ngậm sữa, vào chắc. Qua nghiên cứu, cho thấy giống đối chứng có trọng lượng 1000 hạt là 25,08g. Các giống thí ngiệm đếu có trọng lượng 1000 hạt cao hơn giống đối chứng, Duy chỉ có giống BN là thấp hơn giống đối chứng. trong đó giống DT34 có trọng lượng 1000 hạt lớn nhất do giống này hạt thóc to hơn những giống khác.
- Năng suất lí thuyết
Năng suất lí thuyết là chỉ tiêu tổng hợp đẻ đánh giá tiềm năng cho năng suất của giống. người ta luôn phấn đấu để đưa năng suất thực thu tiến gần đến năng suất lí thuyết. năng suất lí thuyết đợc tính dựa trên 3 yếu tố cấu thành
năng suất là số bông /m2, số hạt chắc /bông, trọng lượng 1000 hạt. Kết quả thí
nghiệm cho thấy giống PC10 có năng suất lí thuyết bang với giống đối chứng (61,97 tạ/ha). Các giống còn lại đều có năng suất lí thuyết thấp hơn giống đối chứng.
- Năng suất thực thu
Năng suất thực thu là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của một chu kì sản xuất trên đồng ruộng và được quan tâm nhiều nhất trong sản xuất nông
nghiệp. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy năng suất thực thu của các giống thí nghiệm dao động trong khoảng 46,91 - 54,28 tạ/ha. Giữa cá giống
thí nghiệm năng suất có sự sai khác và sai khác ở LSD0,05: 4,38tạ/ha. Giống
BN, PC6, DT34, PC10 năng suất không có sự sai khác so với giống đối chứng. Các giống còn lại có sự sai khác.
4.5. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và ngoại cảnh bất lợi và sâu, bệnh hại của các giống thí nghiệm bệnh hại của các giống thí nghiệm
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất lúa nói riêng, tuỳ vào điều kiện khí hậu thời tiết và từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa mà sâu bệnh có thể phát sinh gây hại. Vì vậy, tính chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh hại là yếu tố luôn được quan tâm trong công tác chọn tạo giống. Vvới đặc điểm thời tiết vụ Đông xuân 2009 – 2010 và tình hình sâu, bệnh hại ở Quảng Trị, chúng tôi đã tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về một số sâu, bệnh hại chính và tính chống đổ ngã, chống lạnh, nhằm đánh giá mức độ phản ứng của các giống lúa đốói với từng loại đối tượng gây hại trong điềièu kiện tự nhiên trên đồng ruộng. Kkết quả theo dõi thể hiện ở Bảng 4.10.
Bảng 4.10:. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu, bệnh hại của các giống
Chỉ tiêu
Giống
Sâu hại Bệnh đốm nâu Sâu cuốn lá nhỏ (con/m2 Bọ xít hôi (con/m2) Tỉ lệ bệnh (%) Chỉ số bệnh (%) Khả năng chống đổ (điểm Khả năng chịu lạnh (điểm) HT1 1,0 0 1,0 0 27,68 37,85 1 1 BN 5,3 3 4,0 0 28,56 50,52 3 1 PC6 1,3 3 2,6 7 30,49 17,18 3 1 TP6 4,7 2,0 25,00 40,59 1 1
6 0 TP5 3,0 0 2,3 3 33,33 19,30 1 1 DT34 3,6 7 2,3 3 25,00 45,89 5 3 PC10 2,6 7 3,5 7 33,00 22,70 3 1