Tỉ lệ nhánh hữu hiệu

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao có triển vọng vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại Vĩnh Thủy – Vĩnh Linh – Quảng trị (Trang 40 - 43)

Là phần trăm của nhánh thành bông so với tổng số nhánh. Nhánh hữu hiệu là nhánh cho bông có trên 10 hạt chắc, có 3 lá thật trở lên, có chiều cao trên 2/3 so với nhánh mẹ, nhánh to khoẻ không bị sâu bệnh. Một khóm có thể có nhiều nhánh nhưng không phải nhánh nào cũng thành nhánh hữu hiệu. Những nhánh đẻ sớm nhận được nhiều dinh dưỡng, ánh sáng và có thời gian sinh trưởng dài nên đủ điều kiện phát sinh thành nhánh hữu hiệu. Ngược lại, những nhánh đẻ muộn thiếu ánh sáng, dinh dưỡng, sẽ bị thoái hoá dần.

Tỉ lệ nhánh hữu hiệu quyết định bởi số nhánh hữu hiệu và số nhánh tối đa. Tỉ lệ nhánh hữu hiệu dao động từ 54,77 - 79,18%. Trong các giống thí nghiệm có 2 giống có tỉ lệ nhánh hữu hiệu thấp hơn giống đối chứng là PC6 (55,93%) và DT34 (54,77%). Giống TP6 (59,25%) có tỉ lệ nhánh hữu hiệu bằng đối chứng. Có 3 giống có tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn giống đối chứng là BN (62,89%), TP5 (72,11%), PC10 (79,18%).

Thông thường những giống đẻ ít có khả năng nuôi nhánh tốt hơn những giống đẻ nhánh nhiều, cho tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao.

Bảng 4.56.: Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống thí nghiệm

Giống Sau gieo…ngày

15 22 29 36 43 50 57 64 71

HT1 0,00b 0,63d 1,27c 2,50c 3,37d 4,00ab 3,63ab 3,53c 3,20a BN 0,40a 1,37a 3,00a 4,17a 4,50a 3,77bc 3,43ab 3,13a 2,83ab PC6 0,07b 0,83b 2,40b 3,20b 4,23b 4,47a 3,97a 3,57b 3,20a

TP6 0,00b 0,53c 2,07b 3,43b 4,00d 3,10d 2,57c 2,20b 2,13c TP5 0,00b 0,60c 2,03b 3,50b 3,30cd 3,00cd 3,00bc 2,57b 2,27bc DT34 0,00b 0,47c 1,90bc 2,90bc 3,80bc 4,2ab 3,63ab 3,37b 2,97a PC10 0,00b 0,40c 1,87bc 2,80bc 3,67bc 4,13cd 3,67a 3,53b 3,33a LSD0,05 0,20 0,33 0,65 0,64 0,33 0,62 0,74 0,55 0,61

4.3.3. Động thái ra lá

Lá là nơi xảy ra quá trình quang hợp và tạo ra các chất hữu cơ để cung cấp cho các hoạt động sống của cây; quyết định sự sinh trưởng của cây. Timiriazev nói: “Đời sống của lá phản ánh thực chất đời sống của cây, cây

chính là lá”. Vì vậy khi nhìn vào lá lúa ta có thể nhận biết được tình trạng của lúa đang ở giai đoạn nào. Mỗi giống lúa khác nhau thì lá của nó có màu sắc, hình dáng, kích thước,… khác nhau. Nên trong sản xuất lúa chúng ta cần nắm bắt và hiểu rõ hoạt động của lá lúa qua các thời kì sinh trưởng phát triển, từ đó có các biện pháp kĩ thuật tác động hợp lí, tạo điều kiện cho cây trồng quang hợp tốt, hoạt động sinh lí tốt nhất.

Bảng 4.68.: Số lá trên /cây ứng với từng thời kì của các giống thí nghiệm

(Đvt: Lá)

Giống

Giai đoạn

Cây con Đẻ nhánh rộ Làm đòng Tổng số lá/cây

HT1 3,53abc 8,27c 10,53b 11,33d

BN 4,00a 9,77a 11,27a 12,83a

PC6 3,60ab 8,43c 11,33b 12,00bc TP6 3,10bc 8,43c 10,30b 12,03bc TP5 3,00c 9,03b 10,10b 12,13b DT34 3,50abc 8,70b 10,50b 12,37ab PC10 3,70a 8,57bc 10,20b 11,63b LSD0,05 0,59 0,46 0,60 0,47

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao có triển vọng vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại Vĩnh Thủy – Vĩnh Linh – Quảng trị (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w