Dân số và việc làm của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ vùng lũ khu vực ĐB Sông Cửu Long (Trang 28 - 29)

Người dân của ĐBSCL hầu hết sống chủ yếu ở vùng nông thôn. Dân số của ĐBSCL khoảng 17,2 triệu người (2009) và có khoảng 78% số dân sống ở vùng nông thôn. Khi so sánh dân số vào năm 2008 của các tỉnh trong vùng nghiên cứu cho thấy An Giang và

Đồng Tháp (1,7-2,2 triệu người) là hai tỉnh có số dân đông hơn so với Tp. Cần Thơ và Hậu Giang (0,8-1,2 triệu người). Nếu phân theo khu vực của nghiên cứu này thì dân số

của vùng đầu nguồn (3,9 triệu người) cao hơn rất nhiều so với vùng giữa và cuối nguồn (1,9 triệu người). Điều này cho thấy, khu vực đầu nguồn sẽ chịu áp lực khai thác cao hơn so với khu vực giữa và cuối nguồn.

Trong thời gian gần đây thì quá trình đô thị hoá đã xảy ra hầu hết của các địa phương. Qua số liệu bảng 2.6 cho thấy, trong địa bàn nghiên cứu thì TP. Cần Thơ có dân số vùng nông thôn năm 2000 là 1,4 triệu người (chiếm 78,2%), đến năm 2008 dân số sống trong vùng nông thôn giảm xuống còn 1,2 triệu người (chiếm 48,1%) đây là địa phương có quá trình đô thị hóa nhanh nhất. Ngoài ra, năm 2000 TP. Cần Thơ chưa chia tách tỉnh Hậu Giang ra khỏi Tp. Cần Thơ thành thành một tỉnh độc lập nên dân số khu vực nông thôn còn khá cao. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm cho lao động khu vực nông thôn là rất quan trọng cần được quan tâm hơn nữa bằng các chính sách việc làm thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 2.6 Dân số trung bình qua các năm tại các địa phương phân theo khu vực

ĐVT: Nghìn người

Diễn giải 2000 2002 2004 2006 2008 2009

ĐBSCL 16.344,7 16.713,7 17.076,1 17.400,1 17.695,0 17.178,9 Nông thôn 13.468,8 13.625,2 13.621,1 13.723,9 13.896,5 13.256,5 Dân số vùng đầu nguồn 3.655,2 3.736,6 3.809,5 3.875,4 3.933,3 3.810,2 Nông thôn 2.976,2 3.021,8 3.003,7 2.963,5 2.998,8 2.914,3 Dân số vùng giữa & nguồn 1.836,2 1.868,0 1.904,5 1.939,4 1.979,6 1.943,7 Nông thôn 1.435,2 1.409,6 1.225,6 1.231,3 1.235,0 1.012,8

Nguồn: Niên giám thống kê, 2008 và tổng cục thống kê, 2009

Song song với tốc độ đô thị hoá cũng như công nghiệp hoá của vùng ĐBSCL thì cần quan tâm hơn nữa việc đào tạo nghề cũng như giúp cho lao động chuẩn bị kiến thức để

thích ứng kịp với tốc độ phát triển kinh tế của khu vực cũng như phát triển kinh tế vùng.

Bảng 2.7 Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng

Khu vực Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn

Cả nước 2,4 4,7 1,5 5,1 2,3 6,1

ĐBSCL 2,7 4,1 2,4 6,4 3,6 7,1

Nguồn: Niên giám thống kê, 2008

Cùng với quá trình đô thị hóa thì vấn đề tạo việc làm là điều rất quan trọng cho xã hội. Trong năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp của người dân ở ĐBSCL (2,7%) cao hơn so với tỷ lệ

chung của cả nước (2,4%). Tỷ lệ này có sự chênh lệch rất lớn ở khu vực nông thôn của

ĐBSCL và của cả nước, tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn vùng ĐBSCL (2,4%) cao hơn rất nhiều so với cả nước (1,5%). Đối với tỷ lệ thiếu việc làm ở vùng nông thôn của

ĐBSCL là 7,1% còn của cả nước là 6,1%, tỷ lệ này cũng có xu hướng tương tự như tỷ lệ

thất nghiệp. Do vậy, khu vực nông thôn ĐBSCL tận dụng lao động nhàn rỗi vào mùa lũ để khai thác thủy sản.

Một phần của tài liệu vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ vùng lũ khu vực ĐB Sông Cửu Long (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)