Phân phối sản phẩm thủy sản khai thác được

Một phần của tài liệu vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ vùng lũ khu vực ĐB Sông Cửu Long (Trang 41 - 43)

Sản phẩm khai thác được có hai dạng phổ biến là sản phẩm thủy sản có giá trị thấp và sản phẩm thủy sản có giá trị cao. Đặc điểm phân loại sản phẩm thủy sản có giá trị thấp được người dân cho biết là thủy sản có kích cỡ nhỏ, chất lượng thịt của cá thấp, chỉ bán dành riêng dành riêng cho NTTS (ốc bưu vàng) và bán với giá thấp. Ngược lại, sản phẩm thủy sản có giá trị cao là có kích cỡ lớn, chất lượng thịt ngon, bán cho người sử dụng làm thực phẩm và bán được giá cao. Sản lượng khai thác bình quân là khá cao (2,5 tấn/năm), nhưng sản lượng sản phẩm thủy sản có giá trị cao chiếm tỷ trọng tương đối thấp là 714,3 kg/năm (22,4%).

Bảng 4.4 Sản lượng thuỷ sản giá trị cao và cách sử dụng sản phẩm thủy sản giá trị cao của hộ khai thác theo vùng sinh thái

Diễn giải Đầu nguồn (n=85) Giữa & cuối nguồn (n=81) Toàn vùng (n=166)

Sn lượng giá tr cao (kg/năm)

Trung bình 714,3 391,9 571,1

Độ lệch chuẩn 980,4 449,6 896,5

Cơ cu theo cách tiêu th (%)

Tự mang ra chợ bán 21,1 21,0 21,1

Bán cho thương lái 12,9 17,6 15,1

Để ăn 8,2 16,1 11,8

Làm thức ăn NTTS 1,2 1,1 1,2

Bán cho người NTTS 2,6 0,0 1,4

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009; Chú thích: N= số hộ có trả lời

Trong các cách tiêu thụ sản lượng thuỷ giá trị cao (bảng 4.4) thì người khai thác tự mang sản phẩm khai thác được ra chợ địa phương để bán chiếm tỷ trọng cao nhất (21,1%), kế đến là bán thông qua thương lái thu gom (15,1%) và sản phẩm thủy sản có giá trị cao dùng để làm thức ăn cho NTTS chiếm tỷ trọng rất thấp không đáng kể (1,4%). Do đó

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thương lái thu mua sản lượng sản phẩm khai thác có vai trò rất quan trọng trong thị

trường tiêu thụđầu ra cho hộ khai thác thuỷ sản trong vùng nghiên cứu.

Phần sản lượng giá trị cao để làm thức ăn cho NTTS đối với những ngày khai thác được sản lượng ít không đủ để cho cá ăn nên để dành lại toàn bộ sản lượng khai thác được để

cho NTTS. Hoặc khi thuỷ sản có giá trị cao không bán được nên chất lượng thịt giảm trở

thành thuỷ sản có giá trị thấp nên để sản lượng đó lại phục vụ cho NTTS.

Phần sản lượng sản phẩm thủy sản có giá trị thấp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng sản phẩm khai thác được (77,8%) tương ứng với 2,0 tấn/năm. Sản phẩm thủy sản có giá trị

thấp sẽ được tiêu thụ khác với sản phẩm thủy sản có giá trị cao. Cách tiêu thụ sản phẩm thủy sản có giá trị thấp là dung để làm thức ăn cho NTTS chiếm tỷ trọng cao nhất trong các cách tiêu thụ (30,4%), cách tiêu thụ kế tiếp là để dành làm khô làm mắm (20,0%), cách bán cho người NTTS để làm thức ăn cho NTTS cũng chiếm tỷ trọng cao (17,2%) và sản lượng thủy sản thấp được hộ khai thác để lại làm thực phẩm cho gia đình chiếm tỷ

trọng thấp nhất (16,7%).

Bảng 4.5 Sản lượng thuỷ sản giá trị thấp và cách sử dụng sản phẩm thủy sản có giá trị thấp theo vùng sinh thái

Diễn giải Đầu nguồn (n=85) Giữa & cuối nguồn (n=81) Toàn vùng (n=166) Sn lượng giá tr thp (kg/năm) Trung bình 2.744,6 1.212,9 1.983,1 Độ lệch chuẩn 3.130,6 930,3 2388,8 Cơ cu theo cách tiêu th (%) Làm thức ăn NTTS 36,1 23,6 30,4 Làm khô, làm mắm 30,0 0,0 20,0 Bán cho người NTTS 20,1 13,8 17,2 Để ăn 14,6 19,2 16,7 Tự mang ra chợ bán 12,1 11,7 11,9

Bán cho thương lái 12,1 11,7 11,9

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009; Chú thích: N= số hộ có trả lời

Qua đó cho thấy, sản lượng thuỷ sản có giá trị thấp chiếm rất cao trong tổng sản lượng khai thác được và nó rất quan trọng đối với thu nhập cũng như sản lượng đánh bắt được của nông hộ. Sản lượng thuỷ sản có giá trị thấp và giá trị cao phụ thuộc vào mùa vụ khai thác và mức nước lũ hàng năm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.2 VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC THUỶ SẢN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG HỘ SỐNG TRONG VÙNG LŨ THUỘC CÁC TỈNH CỦAĐỒNG BẰNG

Một phần của tài liệu vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ vùng lũ khu vực ĐB Sông Cửu Long (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)