Khai thác thủy sản cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng

Một phần của tài liệu vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ vùng lũ khu vực ĐB Sông Cửu Long (Trang 47 - 91)

Cá là thực phẩm hàng ngày không thể thiếu trong bửa ăn của mỗi gia đình. Nguồn thủy sản từ khai thác ở tự nhiên là một trong những nguồn thực phẩm được ưa thích của người tiêu thụ hiện nay bởi vì nó là sản phẩm sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi tiêu dùng.

Do xu hướng kinh tế ngày càng phát triển thì đời sống của người dân được nâng lên nên

đòi hỏi trong nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao hơn, có nghĩa là yêu cầu thiên về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nên sản lượng sản phẩm thủy sản từ khai thác tự

nhiên có vai trò rất quan trọng cung cấp sản phẩm thủy sản cho tiêu dùng.

Kết quả khảo sát cho thấy, người tiêu dung rất thích chọn mua sản phẩm thủy sản có khai thác từ tự nhiên hơn so với sản phẩm thủy sản được người nuôi đem bán. Cụ thể là sản phẩm thủy sản có giá trị cao (93,7%) và sản phẩm thủy sản có giá trị thấp (93,5%) từ khai thác tự nhiên được người tiêu dùng rất thích chọn mua để tiêu dùng. Trong khi sản phẩm thủy sản có giá trị cao từ người nuôi đem bán (6,3%) và sản phẩm thủy sản giá trị thấp từ

người nuôi đem bán (6,5%) được người tiêu dùng ít quan tâm chọn mua để làm thực phẩm trong gia đình.

Bảng 4.6 Sở thích chọn lựa sản phẩm thủy sản trong tiêu dùng phân theo vùng sinh thái Sở thích người tiêu

dùng khi mua TS

Đầu nguồn Giữa & cuối nguồn Toàn vùng Số hộ % Số hộ % Số hộ %

Thích chn mua thu sn có giá tr cao

+ Từ tự nhiên 127 94,1 125 93,3 252 93,7 + Từ người nuôi 8 5,9 9 6,7 17 6,3 + Loài TS biển 8 5,8 8 6,0 16 5,9 + Loài TS nước ngọt 129 94,2 125 94,0 254 94,1

Thích chn mua thu sn có giá tr thp

+ Tự nhiên 71 93,4 72 93,5 143 93,5 + Từ người nuôi 5 6,6 5 6,5 10 6,5

+ Loài TS biển 3 3,1 2 3,0 5 3,1

+ Loài TS nước ngọt 93 96,9 65 97,0 158 96,9

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Khi phân tích theo vùng thì vùng đầu nguồn người tiêu dùng chọn mua sản phẩm thủy sản giá trị cao từ tự nhiên (94,1%) và sản phẩm thủy sản giá trị thấp từ khai thác tự nhiên (93,4%). Ở vùng giữa và cuối nguồn người tiêu dùng cũng chọn mua sản phẩm thủy sản giá trị cao từ khai thác tự nhiên (93,3%) và sản phẩm thủy sản giá trị thấp từ khai thác tự

nhiên (93,5%) cũng chiếm tỷ lệ cao.

Ngược lại, sản phẩm thủy sản từ người nuôi đem bán dù sản phẩm thủy sản có giá trị thấp hay giá trị cao của cả hai vùng nghiên cứu đều chiếm tỷ lệ rất thấp (dưới 10%). Trung bình có 94,1 – 96,9% ý kiến của người tiêu dùng thích chọn mua loài thủy sản sống trong nước ngọt, chỉ có 3,1-5,9% người tiêu dùng thích mua loài thủy sản sống trong nước mặn (thuỷ sản biển). Lý do được người tiêu dùng nhận định là thuỷ sản biển không được tươi, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (chất bảo quản) và ăn dễ bị dị ứng (cá biển). Vì vậy vai trò của khai thác thủy sản tự nhiên của vùng nông thôn ngập lũ của các tỉnh

ĐBSCL còn có vai trò cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng của địa phương.

Bảng 4.7 Lý do chọn mua cá từ tự nhiên trong tiêu dùng phân theo vùng sinh thái Lý do chọn mua TS

tự nhiên tiêu dùng

Đầu nguồn Giữa & cuối nguồn Toàn vùng Số hộ % Số hộ % Số hộ % Thịt ngon, ATVSTP 119 77,8 111 79,9 230 78,8 Giá rẻ 21 13,7 21 15,1 42 14,4 Gia đình thích 8 5,2 22 15,8 30 10,3 Dễ mua 12 7,8 15 10,8 27 9,2 Không thích cá nuôi 16 10,5 7 5,0 23 7,9 Cá tự nhiên tươi 8 5,2 12 8,6 20 6,8 Mua tại chỗ 4 2,6 4 2,9 8 2,7 Nguồn: khảo sát thực tế, 2009

Lý do thích chọn mua thuỷ sản từ tự nhiên được người tiêu dùng nhận định là thịt ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (78,8%). Lý do cá khai thác từ tự nhiên có giá bán rẻ cũng được người tiêu dùng quan tâm để chọn mua (14,4%) và không thích ăn cá nuôi do cá nuôi có sử dụng thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt không ngon so với cá từ tự

nhiên (7,9%) cũng được người tiêu dùng chú ý đến. Đặc biệt khi thời điểm mùa lũ thì cá từ tự nhiên rất dễ mua và có thể mua tại địa phương rất dễ dàng (2,7%) từ người khai thác tại địa phương. Ngoài ra, lý do là các thành viên trong gia đình thích ăn (10,3%) để chọn mua thuỷ sản từ tự nhiên và cá từ tự nhiên tươi (6,8%) cũng được người tiêu dùng đề cập

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.2.4 Phân tích tương quan đa biến của các yếu tố có ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ khai thác thuỷ sản

Khi xét tương quan đa biến giữa các biến độc lập ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ

khai thác thủy sản trong vùng lũ cho thấy, mô hình tương quan đa biến giữa một số biến

độc lập được giảđịnh có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ khai thác được thiết lập (Phụ lục 5). Các biến độc lập có ảnh hưởng đến thu nhập (ở mức ý nghĩa thống kê p≤0.05) trong mô hình tương quan đa biến. Kết quả bảng 4.8 cho thấy, hệ số tương quan của thu nhập từ khai thác thủy sản là R= 0,6, có nghĩa là mối tương quan giữa các biến độc lập (X) đối với biến thu nhập (Y) là chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ số R2 = 0,3 khá thấp, có nghĩa là chỉ có thể giải thích được 30% của các biến được đưa vào bởi phương trình đa biến.

Bảng 4.8 Tương quan đa biến giữa các biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập của hộ khai thác thủy sản

Các biến ảnh hưởng

Unstandardized

Coefficient t_value Sig <95% >95% B Std. Error (Constant) 3918,11 5341,3 0,7 0,46 -6631,4 14467,6 Số nhân khẩu (người) 194,88 768,8 0,3 0,80 -1323,7 1713,4 Thời gian khai thác (tháng/năm) 1150,62 485,8 2,4 0,02 191,1 2110,2 Dummy (0= Lưới kéo, 1= Khác) -9280,73 3020,7 -3,1 0,00 -15247,0 -3314,5 Chi phí mua ngư cụ (1000đ/năm) 5,05 0,9 5,8 0,00 3,3 6,8 Tỷ lệ thu nhập KTTS/Tổng thu nhập (%) 128,00 43,2 3,0 0,00 42,7 213,3 Hệ số tương quan và mức ý nghĩa của mô hình tương quan đa biến R R2 R2 hiệu chỉnh Giá trị F Mức ý nghĩa 0,6 0,3 0,3 13,8 0,00 Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009

Phương trình tương quan đa biến của thu nhập từ khai thác thuỷ sản có thể viết như sau: Y= 3.918,11 + 1.150,62X1 – 9.280,73 X2 + 5,05X3 + 128,00X4

Trong đó:

Y = Thu nhập của hộ KTTS (1000đ/năm) X1 = Thời gian khai thác trong năm (tháng) X2 = Dummy (0= Lưới kéo, 1= Khác) X3 = Chi phí mua ngư cụ (1000đ/năm)

X4 = Tỷ lệ thu nhập KTTS/Tổng thu nhập (%)

Mặc dù nghề khai thác thuỷ sản chủ yếu là tận dụng lao động nhàn rỗi, tuy nhiên biến về

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu không có tương quan có ý nghĩa. Điều này cũng có thể giải thích là do nghề khai thác thuỷ sản tự nhiên trong nội đồng rất đơn giản và dễ làm, mỗi hộ khai thác thuỷ sản đều có từ 2-3 gnười tham gia khai thác nên không có sự chênh lệch nhiều số lao động gia đình tham gia giữa các hộ khai thác thuỷ sản. Có 4 yếu tố tác động có ý nghĩa lên thu nhập từ

hoạt động khai thác của nông hộ sống trong vùng lũ của ĐBSCL là: Thời gian khai thác trong năm, ngư cụ lưới kéo, chi phí mua ngư cụ và ảnh hưởng từ thu nhập của các ngành nghề khác.

Tương quan giữa thời gian khai thác trong năm với thu nhập của hộ khai thác thuỷ sản là tương quan thuận có ý nghĩa thống kê (P<0,05), có nghĩa là khi chi phí tăng thêm 1 đơn vị thời gian khai thác thuỷ sản trong năm (vào mùa lũ) để khai thác thuỷ sản thì sẽ tăng thêm thu nhập là 1.150,62 ngàn đồng/năm. Biến có mối tương quan có ý nghĩa thống kê kế tiếp là ngư cụ lưới kéo (P<0,05) cũng có mối tương quan thuận, có nghĩa là khi sử

dụng ngư cụ lưới kéo để khai thác thì sẽ làm tăng thêm thu nhập là 9.280,73 ngàn

đồng/năm, ngược lại chuyển từ ngư cụ lưới kéo sang ngư cụ khác sẽ làm giảm thu nhập ở

mức tương tự. Biến có mối tương quan có ý nghĩa kế tiếp là chi phí mua ngư cụ khai thác thuỷ sản thì có mối tương quan thuận. Có nghĩa là tăng thêm một đơn vị chi phí đầu tư

mua ngư cụ thì thu nhập sẽ tăng thêm 5,06 ngàn đồng/năm. Bên cạnh đó thì nguồn thu nhập của nông hộ cũng có mối tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê (P=0,05) với thu nhập từ hoạt động khai thác thuỷ sản, có nghĩa là tỷ trọng thu nhập từ khai thác thuỷ sản tăng lên một đơn vị thì thu nhập khai thác thuỷ sản tăng thêm 129,29 ngàn đồng/năm.

4.3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TRONG KHUNG SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

4.3.1 Hiện trạng về nguồn lực tự nhiên có liên quan tới khai thác thủy sản trong vùng lũ

Nguồn lực tự nhiên là yếu tố quan trọng có ảnh hường tới sinh kế của người dân sống trong vùng lũ. Theo kết quảđánh giá nhanh (thảo luận nhóm) thì các hộ dân cho rằng đê bao khép kín ở khu vực đầu nguồn và hệ thống cống ngăn lũ của khu vực giữa và cuối nguồn có làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản của nông hộ khai thác. Hệ thống đê bao khép kín và hệ thống cống thuỷ lợi (vùng giữa và cuối nguồn) cũng làm ảnh hưởng tới môi trường nước và đường di cư của nguồn lợi thuỷ sản. Điều này có nghĩa là đê bao khép kín và hệ thống cống ngăn lũ có tác động đến sinh kế của người dân khai thác thuỷ sản trong vùng nghiên cứu. Chính vì vậy, dẫn đến việc cạnh tranh về địa bàn khai thác cũng như

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Thời tiết cũng là yếu tố quan trọng của nguồn lực tự nhiên đối với khai thác thủy sản tự

nhiên của nông hộ sống trong vùng. Thời tiết được đề cập ởđây chủ yếu là mưa bão, gây trở ngại cho khai thác, vì mưa sẽ được sản lượng khai thác và bão thì ảnh hưởng tới các ngư cụ khai thác. Cụ thể là ngư cụ lưới giăng rất dễ bị ảnh hưởng bởi bão và gió lớn, lưới sẽ bị cuộn lại nên không bắt được cá.

Những người am hiểu tại địa phương cho rằng nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên có xu hướng giảm đi một cách nhanh chóng, sản lượng thủy sản tại địa phương giảm 25-30% so với 5 năm trước. Sự giảm của nguồn lợi này có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của hộ khai thác thủy sản, đặc biệt là hộ nghèo. Theo nhận định của các chuyên gia là khi sản lượng thủy sản giảm thì người khai thác sẽ kéo dài thời gian khai thác hơn để bù đắp sản lượng, hoặc mua thêm nhiều ngư cụ, hoặc sẵn sàng sử dụng các loại ngư cụ mang tính hủy diệt (điện hoặc hóa chất) hoặc tận diệt (kích thước mắc lưới nhỏ) để bù đắp sản lượng. Đối với người nghèo chuyên sống bằng nghề khai thác thì sẽ gặp khó khăn nhiều hơn bởi vì họ

không đủ khả năng trang bị ngư cụ hiện đại và để bù đắp sản lượng cách duy nhất là họ

tăng thời gian khai thác. Điều này sẽ gây áp lực lên nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Mặc dù vậy, hàng năm lũ trên sông Mekong đã tạo ra “mùa nước nổi” trên diện tích rộng lớn của

ĐBSCL, tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản nước ngọt phát triển. Nhờ vậy, hàng năm, sông Tiền và sông Hậu cho phép khai thác khoảng 35 triệu con cá giống với nhiều loài có giá trị cao để phục vụ cho sự phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản (Thành Đặng 2008).

46,70 51,55 41,97 46,32 47,01 45,71 0 20 40 60 80 100

Đầu nguồn Giữa & cuối nguồn Toàn vùng

% S n l ư n g g i m s o v i 1 0 n ă m t r ư c Sản lượng thủy sản 10 năm trước

Loài thủy sản có giá trị cao hiện tại

Loài thủy sản có giá trị

thấp hiện tại

Hình 4.4 Sản lượng thủy sản giảm so với 10 năm trước phân theo giá trị sử dụng

Khi giả định sản lượng thuỷ sản của 10 năm trước là 100%, số liệu phân tích cho thấy, sản lượng cá giảm đi rất nhanh so với 10 năm qua và đặc biệt là vùng giữa và cuối nguồn thì sản lượng thủy sản giảm nhiều hơn so với vùng đầu nguồn (hình 4.4). Đối với loài thủy sản có giá trị cao thì trung bình có mức giảm là 46,7% so với 10 năm trước, và mức

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu giảm này cũng tương đương với loài thủy sản có giá trị thấp (46,3%). Trong đó sản lượng trung bình của loài thủy sản có giá trị cao của vùng giữa và cuối nguồn (51,6%) thì mức giảm cao hơn so với khu vực đầu nguồn (42,0%) so với 10 năm về trước. Điều này cho thấy, khu vực giữa và cuối nguồn sẽ khai thác được loài có giá thị thấp nhiều hơn loài có giá trị cao.

Lý do nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên giảm là do có nhiều người đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên hơn so với 10 năm trước (81,8%), kếđến là do đê bao khép kín (28,4%) và lý do sử dụng ngư cụ cấm khai thác (22,7%) cũng là những lý do có tác động làm cho nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên giảm.

Bảng 4.9 Lý do nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên giảm so với 10 năm trước

Lý do giảm Đầu nguồn Giữa & cuối nguồn Toàn vùng Số hộ % Số hộ % Số hộ %

Đánh bắt quá mức 48 81,4 24 82,8 72 81,8

Đê bao khép kín 24 40,7 1 3,5 25 28,4

Sử dụng ngư cụ cấm KT (điện,

mắc lưới) 13 22,0 7 24,1 20 22,7

Sử dụng thuốc hoá học trong

SX NN 2 3,4 13 44,8 15 17,1

Môi trường nước bị ô nhiễm 4 6,8 7 24,1 11 12,5

Mức nước lũ thấp 10 17,0 1 3,5 11 12,5

Khai thác tận diệt cá con 5 8,5 2 6,9 7 8,0

Nuôi cá lóc 2 3,4 1 3,5 3 3,4

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009

Điều này cho thấy, việc ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên của người dân khai thác trong vùng lũ là chưa tốt. Sử dụng ngư cụ cấm để đánh bắt thuỷ sản tự nhiên hiện nay vẫn còn khá phổ biến trong vùng nông thôn ngập lũ. Ngư cụ khai thác vi phạm về

kích cỡ mắc lưới và mùa vụ khai thác cũng khá phổ biến như: đáy, xiệc điện, cào điện, dớn và lưới kéo (Tạ Quang Ngọc 2006). Qua thảo luận nhóm với nông dân, người dân chưa được biết về qui định kích cỡ mắt lưới dùng để làm ngư cụ khai thác. Điều này cho thấy, người dân chưa hiểu biết sâu rộng về ngư cụ cấm khai thác thuỷ sản tự nhiên. Do vậy việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền hơn nữa để nâng cao ý thức người dân thực hiện qui định chính sách bảo vệ nguồn lợi là rất cần thiết.

Qua thảo luận với cán bộ địa địa phương thì các ngư cụ như: lưới kéo bằng lưới cước,

đáy… đã được người dân sử dụng từ rất lâu đến nay để khai thác thuỷ sản kiếm sống, và qui định cấm các ngư cụ này trong khai thác thì người dân không có phương tiện để kiếm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu sống trong khi chưa có chính sách kèm theo để hỗ trợ cho người dân. Do đó, qui định cấm khai thác là chưa hiệu quả, các ngư cụ cấm như dớn ở vùng ngập lũ vẫn còn khai thác khá phổ biến. Ngoài các lý do gây ảnh hưởng tới nguồn lợi bị giảm được nêu trên thì việc khai thác con non quá mức cũng đáng chú ý (8,0%) và việc sử dụng thuốc hoá học

Một phần của tài liệu vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ vùng lũ khu vực ĐB Sông Cửu Long (Trang 47 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)