HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ

Một phần của tài liệu vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ vùng lũ khu vực ĐB Sông Cửu Long (Trang 39)

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

4.1.1 Số mẫu thực tế khảo sát được trong địa bàn nghiên cứu

Số hộ phỏng vấn được 314 hộ trong địa bàn nghiên cứu, trong đó số hộ có khai thác là 166 hộ và 148 hộ không khai thác thuỷ sản. Số hộ có khai thác thuỷ sản phỏng vấn được của vùng đầu nguồn là 162 hộ, vùng giữa và cuối nguồn là 152 hộ. Nghiên cứu này cũng thực hiện được 6 cuộc thảo luận nhóm, trong đó ở vùng đầu nguồn thực hiện 2 cuộc thảo luận nhóm ở mỗi tỉnh, trong khi vùng giữa và cuối nguồn thực hiện chỉ 1 cuộc thảo luận nhóm cho mỗi tỉnh.

Bảng 4.1 Số mẫu phỏng vấn được của đề tài nghiên cứu

Tỉnh Thảo luận nhóm Phỏng vấn nông hộ Tổng Không KT Có KT An Giang 2 37 39 76 Đồng Tháp 2 40 46 86 Cần Thơ 1 40 47 87 Hậu Giang 1 31 34 65 Tổng cộng 6 148 166 314 Nguồn:Khảo sát thực tế, 2009

Tổng cộng thực hiện được 6 cuộc PRA, vùng đầu nguồn (An Giang và Đồng Tháp) mỗi tỉnh thực hiện 2 cuộc PRA, còn ở vùng giữa và cuối nguồn (Cần Thơ và Hậu Giang) thì mỗi điểm chỉ thực hiện được 1 cuộc PRA.

4.1.2 Ngư trường hay địa bàn khai thác

Ngư trường là nơi mà nông hộđánh bắt thuỷ sản bằng các loại ngư cụ khai thác. Một loại ngư cụ khai thác có thể đánh bắt ở một ngư trường hoặc 2 ngư trường hoặc cả 3 ngư

trường như: đồng ruộng, sông rạch và ao mương. Do đó tuỳ theo loại ngư cụ mà nông hộ

chọn ngư trường để đánh bắt hiệu quả và đạt sản lượng cao. Qua bảng số liệu cho thấy, ngư trường đồng ruộng là ngư trường phổ biến nhất (79,8%), kế đến là ngư trường sông rạch (38,0%) và ngư trường ít được hộ khai thác là ao mương (6,1%), do vậy ngư trường

đồng ruộng là ngư trường khai thác quan trọng nhất của khu vực vùng lũ của địa bàn nghiên cứu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.2 Ngư trường khai thác phân theo vùng sinh thái

Ngư trường Đầu nguồn Giữa và cuối nguồn Toàn vùng Số hộ % Số hộ % Số hộ %

Đồng ruộng 62 75,6 68 84,0 130 79,8

Sông/rạch 37 45,1 25 30,9 62 38,0

Ao/mương 3 3,7 7 8,6 10 6,1

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009

Khi xét từng khu vực thì số liệu cho thấy, khu vực đầu nguồn chủ yếu tập trung khai thác vào ngư trường là đồng ruộng (75,6%), trong khi khu vực giữa và cuối nguồn thì cả ba ngư trường đều quan trọng và ngư trường ao mương cũng được hộ khai thác sử dụng khai thác khá cao (8,6%). Điều này cho thấy, khu vực giữa và cuối nguồn có thời gian ngập lũ

ngắn hơn so với khu vực đầu nguồn nên người dân phải khai thác ở ngư trường sông rạch và kể cả ao mương. Ngoài ra, ngư trường còn phụ thuộc vào tính năng khai thác của từng loại ngư cụ khai thác mà chọn lựa ngư trường khai thác thích hợp.

4.1.3 Mùa vụ khai thác thủy sản

Kết quả khảo sát (bảng 4.3) cho thấy, lịch thời vụ khai thác thuỷ sản của vùng đầu nguồn và giữa nguồn có sự chênh lệch nhau khá rõ. Vùng đầu nguồn thì thời gian bắt đầu rãi rác từ tháng 8 DL (17,7%) đến tháng 11 DL (24,7%), trong đó tháng bắt đầu phổ biến nhất là

đầu tháng 11 DL (24,7%). Đối với vùng giữa và cuối nguồn thì thời gian bắt đầu cũng từ

thháng 8 DL (12,4%) đến tháng 11 DL (11,1%), trong đó tháng bắt đầu hhổ biến nhất là tháng 9 DL (35,8%) và tháng 10 DL (27,2%).

Bảng 4.3 Mùa vụ khai thác thuỷ sản theo các tháng dương lịch trong năm

Vùng sinh thái Tháng Dương lịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vùng đầu ngun (%) + Tháng bắt đầu 1,2 1,2 5,9 1,2 8,2 17,7 20,0 17,7 24,7 2,4 + Tháng kết thúc 1,2 1,2 4,7 3,5 14,1 20,0 18,8 11,8 24,7 1,2 Vùng gia & cui ngun (%) + Tháng bắt đầu 1,2 1,2 1,2 3,7 2,5 1,2 12,4 35,8 27,2 11,1 3,7 + Tháng kết thúc 9,9 2,5 13,6 24,7 32,1 17,3 Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Điều này cho thấy khu vực giữa và cuối nguồn có thời gian bắt đầu trễ và tập trung sớm hơn do phụ thuộc vào nước lũ. Thời gian kết thúc của vụ khai thác thuỷ sản của vùng đầu nguồn từ tháng 8 (20,0%) DL đến tháng 11 (24,7%) DL, trong đó tháng kết thúc phổ biến nhất là cuối tháng 11 Dl (24,7%). Đối với vùng giữa và cuối nguồn thì thời gian kết thúc từ tháng 10 DL (24,7%) đến tháng 11 DL (32,1%), trong đó tháng kết thúc phổ biến nhất là cuối tháng 11 DL (32,1%). Vào thời điểm tháng 11 Dương lịch thì hoạt động canh tác lúa của cả hai vùng đầu nguồn và vùng giữa và cuối nguồn bắt đầu xuống giống vụĐông Xuân nên hầu hết các hộ khai thác vào mùa lũđều kết thúc để tập trung lao động cho sản xuất lúa nên hoạt động khai thác thuỷ sản đều kết thúc váo cuối tháng 11 DL.

4.1.4 Phân phối sản phẩm thủy sản khai thác được

Sản phẩm khai thác được có hai dạng phổ biến là sản phẩm thủy sản có giá trị thấp và sản phẩm thủy sản có giá trị cao. Đặc điểm phân loại sản phẩm thủy sản có giá trị thấp được người dân cho biết là thủy sản có kích cỡ nhỏ, chất lượng thịt của cá thấp, chỉ bán dành riêng dành riêng cho NTTS (ốc bưu vàng) và bán với giá thấp. Ngược lại, sản phẩm thủy sản có giá trị cao là có kích cỡ lớn, chất lượng thịt ngon, bán cho người sử dụng làm thực phẩm và bán được giá cao. Sản lượng khai thác bình quân là khá cao (2,5 tấn/năm), nhưng sản lượng sản phẩm thủy sản có giá trị cao chiếm tỷ trọng tương đối thấp là 714,3 kg/năm (22,4%).

Bảng 4.4 Sản lượng thuỷ sản giá trị cao và cách sử dụng sản phẩm thủy sản giá trị cao của hộ khai thác theo vùng sinh thái

Diễn giải Đầu nguồn (n=85) Giữa & cuối nguồn (n=81) Toàn vùng (n=166)

Sn lượng giá tr cao (kg/năm)

Trung bình 714,3 391,9 571,1

Độ lệch chuẩn 980,4 449,6 896,5

Cơ cu theo cách tiêu th (%)

Tự mang ra chợ bán 21,1 21,0 21,1

Bán cho thương lái 12,9 17,6 15,1

Để ăn 8,2 16,1 11,8

Làm thức ăn NTTS 1,2 1,1 1,2

Bán cho người NTTS 2,6 0,0 1,4

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009; Chú thích: N= số hộ có trả lời

Trong các cách tiêu thụ sản lượng thuỷ giá trị cao (bảng 4.4) thì người khai thác tự mang sản phẩm khai thác được ra chợ địa phương để bán chiếm tỷ trọng cao nhất (21,1%), kế đến là bán thông qua thương lái thu gom (15,1%) và sản phẩm thủy sản có giá trị cao dùng để làm thức ăn cho NTTS chiếm tỷ trọng rất thấp không đáng kể (1,4%). Do đó

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thương lái thu mua sản lượng sản phẩm khai thác có vai trò rất quan trọng trong thị

trường tiêu thụđầu ra cho hộ khai thác thuỷ sản trong vùng nghiên cứu.

Phần sản lượng giá trị cao để làm thức ăn cho NTTS đối với những ngày khai thác được sản lượng ít không đủ để cho cá ăn nên để dành lại toàn bộ sản lượng khai thác được để

cho NTTS. Hoặc khi thuỷ sản có giá trị cao không bán được nên chất lượng thịt giảm trở

thành thuỷ sản có giá trị thấp nên để sản lượng đó lại phục vụ cho NTTS.

Phần sản lượng sản phẩm thủy sản có giá trị thấp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng sản phẩm khai thác được (77,8%) tương ứng với 2,0 tấn/năm. Sản phẩm thủy sản có giá trị

thấp sẽ được tiêu thụ khác với sản phẩm thủy sản có giá trị cao. Cách tiêu thụ sản phẩm thủy sản có giá trị thấp là dung để làm thức ăn cho NTTS chiếm tỷ trọng cao nhất trong các cách tiêu thụ (30,4%), cách tiêu thụ kế tiếp là để dành làm khô làm mắm (20,0%), cách bán cho người NTTS để làm thức ăn cho NTTS cũng chiếm tỷ trọng cao (17,2%) và sản lượng thủy sản thấp được hộ khai thác để lại làm thực phẩm cho gia đình chiếm tỷ

trọng thấp nhất (16,7%).

Bảng 4.5 Sản lượng thuỷ sản giá trị thấp và cách sử dụng sản phẩm thủy sản có giá trị thấp theo vùng sinh thái

Diễn giải Đầu nguồn (n=85) Giữa & cuối nguồn (n=81) Toàn vùng (n=166) Sn lượng giá tr thp (kg/năm) Trung bình 2.744,6 1.212,9 1.983,1 Độ lệch chuẩn 3.130,6 930,3 2388,8 Cơ cu theo cách tiêu th (%) Làm thức ăn NTTS 36,1 23,6 30,4 Làm khô, làm mắm 30,0 0,0 20,0 Bán cho người NTTS 20,1 13,8 17,2 Để ăn 14,6 19,2 16,7 Tự mang ra chợ bán 12,1 11,7 11,9

Bán cho thương lái 12,1 11,7 11,9

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009; Chú thích: N= số hộ có trả lời

Qua đó cho thấy, sản lượng thuỷ sản có giá trị thấp chiếm rất cao trong tổng sản lượng khai thác được và nó rất quan trọng đối với thu nhập cũng như sản lượng đánh bắt được của nông hộ. Sản lượng thuỷ sản có giá trị thấp và giá trị cao phụ thuộc vào mùa vụ khai thác và mức nước lũ hàng năm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.2 VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC THUỶ SẢN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG HỘ SỐNG TRONG VÙNG LŨ THUỘC CÁC TỈNH CỦAĐỒNG BẰNG HỘ SỐNG TRONG VÙNG LŨ THUỘC CÁC TỈNH CỦAĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

4.2.1 Khai thác thủy sản là nguồn thu nhập quan trọng đối với đời sống của nông hộ trong vùng lũ hộ trong vùng lũ

Nguồn thu nhập có vai trò quan trọng đối với sinh kế của nông hộ. Nghiên cứu này đi vào phân tích và so sánh hai nhóm hộ trong cùng một vùng nghiên cứu để làm cơ sở cho đề

xuất chiến lược sinh kế khoa học hơn. Nguồn thu nhập từ các hoạt động canh tác và cơ

cấu của từng nguồn thu nhập đó (%) là cơ sở để xếp hạng và đánh giá mức độ quan trọng của từng nguồn thu nhập trong nông hộ. Qua số liệu khảo sát cho thấy, nguồn thu nhập quan trọng nhất của hộ không có khai thác của địa bàn nghiên cứu là canh tác lúa (48,0%), kế đến là hoạt động chăn nuôi (19,2%), nuôi trồng thủy sản là hoạt động canh tác có cơ cấu thu nhập đứng thứ ba (14,6%) và nguồn thu nhập thấp nhất trong các hoạt

động canh tác của hộ không khai thác là vườn cây ăn trái (0,5%).

% 0 10 20 30 40 50 60 70 Đầu n guồn Giữa & cuối n guồn Toàn vù n g Mua bán TS SXG thủy sản NTTS Trồng lúa Trồng màu Cây ăn trái Chăn nuôi Làm thuê Mua bán nhỏ

Hình 4.1 Nguồn thu nhập của nông hộ không tham gia khai thác thủy sản phân theo vùng sinh thái

Khi xét về nhóm hộ không khai thác thuỷ sản thì mỗi vùng sinh thái lũ có đặc trưng riêng nên nguồn thu nhập cũng khác nhau. Trong tổng số có 9 nguồn thu nhập của nhóm hộ

không tham gia khai thác thì vùng đầu nguồn có 8 nguồn thu nhập, ngoại trừ mua bán thủy sản. Vùng giữa và cuối nguồn thì chỉ có 7 nguồn thu nhập, không có thu nhập từ sản xuất giống và trồng màu, vì vậy vùng đầu nguồn có đa dạng nguồn thu nhập hơn so với vùng giữa và cuối nguồn. Qua đó cho thấy hoạt động canh tác lúa có vai trò quan trọng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

đối với nhóm hộ không khai thác thuỷ sản của địa bàn nghiên cứu. Bởi vì những hộ

không khai thác thuỷ sản thì tận dụng lao động nhàn rỗi để tập trung vào hoạt động nuôi thuỷ sản vào mùa lũ cũng đem lại thu nhập khá cao (14,6%) trong hoạt động canh tác của họ. Tuy nhiên, đểđầu tư cho nuôi thuỷ sản vào mùa lũ thì cần phải có số vốn đầu tư cao, và rủi ro cao về thị trường tiêu thụ nên những hộ nghèo khó có thể áp dụng mô hình canh tác này mà chỉ khai thác về bán sản phẩm lại cho những hộ nuôi thuỷ sản trong vùng. Hộ có khai thác thủy sản tự nhiên thì có tất cả là 9 nguồn thu nhập để phục vụ cho sinh kế

của họ. Kết quả hình 4.2 cho thấy, thu nhập từ trồng lúa có vị trí cao nhất trong cơ cấu thu nhập của nhóm hộ này (37,0%), kế đến là hoạt động khai thác thủy sản tự nhiên (24,8%), đứng vị trí thứ ba trong cơ cấu thu nhập là NTTS (18,0%) và nguồn thu nhập thấp nhất là hoạt động canh tác vườn cây ăn trái (0,3%) và mua bán thuỷ sàn (0,2%). Nếu phân tích theo phân vùng thì vùng giữa và cuối nguồn có thu nhập phục vụ sinh kế cho nông hộ có sự khác biệt so với vùng đầu nguồn. Vùng đầu nguồn có tồng số là 9 nguồn thu nhập, còn vùng giữa và cuối nguồn thì có 7 nguồn thu nhập (không có mua bán thủy sản và trồng màu). % 0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0 35,0 40,0 45,0

Đầu nguồn Giữa & cuối nguồn Toàn vùng

KTTS Mua bán TS NTTS Trồng lúa Trồng màu Cây ăn trái Chăn nuôi Làm thuê Mua bán nhỏ

Hình 4.2 Nguồn thu nhập của nông hộ có tham gia khai thác thủy sản theo vùng sinh thái

Đối với hoạt động chăn nuôi ở vùng giữa và cuối nguồn đứng vị trí thứ hai (21,0%) sau trồng lúa (41,4%), còn vùng đầu nguồn thì thu nhập từ hoạt động này đứng vị trí thứ ba (10,6%) sau trồng lúa (32,0%) và khai thác thủy sản tự nhiên (30,5%).

Sinh kế của nhóm hộ có khai thác thủy sản rất đa dạng đặc biệt là có thu nhập từ làm thuê (4,0%) và mua bán nhỏ (2,1%). Vì vậy, khi định hướng quản lý và phát triển nguồn lợi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thủy sản tự nhiên cần chú ý đến hai nguồn thu nhập này. Thu nhập từ làm thuê đối với nhóm hộ khai thác thủy sản đa số là hộ nghèo và không có đất sản xuất, nếu nguồn lợi thủy sản giảm không đủ sản lượng đánh bắt thì nhóm hộ này sống chỉ phụ thuộc vào làm thuê theo mùa vụ và chăn nuôi hộ gia đình.

Đối với nhóm hộ có khai thác thủy sản thì thu nhập từ khai thác thủy sản có vai trò rất quan trọng đối với sinh kế của nông hộ. Xét riêng về thu nhập của khai thác thủy sản thì có sự khác biệt giữa hai vùng khảo sát. Vùng đầu nguồn thì khai thác thủy sản có nguồn thu nhập đứng thứ 2 (30,5%), còn vùng giữa và cuối nguồn thì khai thác thủy sản đứng vị

trí thứ 3 (16,5%) trong cơ cấu thu nhập.

Vậy vùng đầu nguồn có nguồn thu nhập đối với sinh kế của nông hộđa dạng hơn so với vùng giữa và cuối nguồn. Nguồn thu nhập từ buôn bán nhỏ (4,1%) và làm thuê (4,2%) cũng là nguồn thu nhập khá quan trọng đối với nhóm hộ có tham gia khai thác thủy sản của vùng giữa và cuối nguồn.

Bên cạnh hai nhóm hộ không khai thác thủy sản và có tham gia khai thác thủy thủy thì xem xét tổng thể của hai nhóm hộ này để xem xét nguồn thu nhập của hộ như thế nào. Mục đích của việc phân tích tổng số hộ (314 hộ) là đánh giá nguồn thu nhập trung bình của các hoạt động canh tác của các hộđược phỏng vấn trong địa bàn nghiên cứu.

% 0 10 20 30 40 50 60

Đầu nguồn Giữa & cuối nguồn Toàn vùng

KTTS Mua bán TS SXG thủy sản NTTS Trồng lúa Trồng màu Cây ăn trái Chăn nuôi Làm thuê Mua bán nhỏ

Hình 4.3 Nguồn thu nhập từ các hoạt động canh tác của nông hộ phân theo vùng sinh thái

Tổng cộng có 10 nguồn thu nhập có liên quan tới sinh kế của hộ. Trong đó, thu nhập từ

canh tác lúa là cao nhất trong cơ cấu thu nhập (42,3%), kế đến là chăn nuôi (18,8%) và NTTS là nguồn thu nhập đứng vị trí thứ 3 trong tổng cơ cấu thu nhập của hộ (15,7%).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Riêng đối với nguồn thu nhập từ khai thác thủy sản tự nhiên thì đứng vị trí thứ 4 (10,2%) và nguồn thu nhập thấp nhất trong cơ cấu thu nhập là vườn cây ăn trái (0,4%).

Ngoài ra, nguồn thu nhập từ làm thuê (3,2%) và buôn bán nhỏ (2,8%) cũng chiếm tỷ

trọng khá cao trong cơ cấu của tất cả các nguồn thu nhập của nông hộ sống trong vùng ngập lũ của địa bàn nghiên cứu. Khi phân tích theo hai vùng thì vùng đầu nguồn có đa dạng nguồn thu nhập (10 nguồn thu nhập) phục vụ cho sinh kế hơn so với vùng giữa và cuối nguồn (8 nguồn thu nhập).

Đối với hoạt động khai thác thủy sản tự nhiên thì vùng đầu nguồn (14,2%) đứng vị trí thứ

Một phần của tài liệu vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ vùng lũ khu vực ĐB Sông Cửu Long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)