Tuổi thành thục về tính

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu và một số đặc điểm sinh học của đàn trâu ở xã Vân Hoà - huyện Ba Vì - Hà Nội (Trang 26)

Tuổi thành thục về tính là khoảng thời gian đợc tính bằng ngày, tháng tuổi mà ở đó gia súc bắt đầu có hoạt động sinh dục và có biểu hiện muốn giao phối lần đầu. Đây đợc xem là một chỉ tiêu đánh giá tính mắn đẻ của giống. Gia súc nói chung là có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc. Chính vì thế mà mặc dù đã có khả năng hoạt động sinh sản ở tuổi thành thục về tính, nhiều tác giả vẫn cho rằng không nên sử dụng chúng ngay. Nếu ta sử dụng trâu đực ngay ở thời điểm này, chất lợng tinh dịch sẽ kém, dẫn tới tỷ lệ thụ thai thấp, sức sống của đàn con sinh ra kém và thời gian sử dụng trâu đực bị giảm sút. Với trâu cái, nếu đợc phối giống và mang thai vào thời điểm này thì tỷ lệ sảy thai sẽ cao hơn, tỷ lệ đẻ khó tăng lên, sản lợng sữa thấp, con non sinh ra yếu, sinh trởng chậm và khả năng làm việc của trâu giảm xuống. Tuy nhiên, nếu phối giống cho trâu quá muộn sẽ làm cho năng suất sinh sản vốn có của trâu cũng nh khả năng tiết sữa của trâu bị giảm sút. Các ý kiến cho rằng: phối giống cho trâu tốt nhất là vào lúc nó đạt 70% khối lợng trởng thành.

giả Mai Văn Sánh (1996) thì trâu Murrah nuôi tại Sông Bé - Việt Nam có tuổi thành thục sinh dục là 33,81 tháng.

Nguyên Đức Thạc (1977) cho biết trâu cái F1 (Murrah x Nội) có tuổi thành thục về tính sớm hơn trâu thuần, trung bình là 34 tháng tuổi. Nh vậy trâu là loài gia súc có tuổi thành thục về tính muộn hơn so với các loài gia súc khác.

Bảng 2.4. Tuổi thành thục về tính của một số loài gia súc (tháng tuổi)

Loài gia súc Con đực Con cái Trâu nội VN 18 - 32 18 - 21

Bò 12 - 18 8 - 12

Ngựa 12 - 20 12 - 18

Lợn 5 - 8 6 - 8

(Giáo trình sinh lý gia súc năm 1996) 2.3.4.2. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu

Đây là chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của con cái. Nó đợc tính bằng tuổi của trâu khi nó đẻ lứa thứ nhất. Chỉ tiêu này chịu ảnh hởng của nhiều yếu tố khác nhau nh: giống, điều kiện nuôi dỡng, chăm sóc, kỹ thuật phối giống...

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về chỉ tiêu sinh sản này của trâu và đã có các công bố khác nhau về vấn đề này. Tác giả Sethi và cộng sự (1996) qua theo dõi 615 trâu Murrah từ năm 1971 - 1994 kết luận rằng: tuổi đẻ lứa đầu trung bình của chúng là 52,9 tháng. Còn Ashfag (1954) lại cho biết tuổi đẻ lứa đầu của trâu ấn Độ là 48 tháng, ở Pakistan là 47 tháng (dao động từ 32 - 70 tháng). Khire và cộng sự (1977) trích dẫn bởi Nguyễn Đức Thạc (1983) nghiên cứu trên giống trâu Nagpuri của ấn Độ cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của giống trâu này là 1634 ngày tơng đơng với khoảng 53 tháng.

ở Việt Nam Nguyễn Đức Thạc và cộng sự (1985) đã theo dõi trên đàn trâu Murrah nuôi tại Ngọc Thanh cho biết, tuổi đẻ lứa đầu củ trâu là 43 tháng. Mai Văn Sánh cũng cho biết, tuổi đẻ lứa đầu của trâu Murrah là 45,21 tháng,

còn trâu lai F1 (Murrah x cái Nội) là 49,1 tháng. Nguyễn Văn Thanh (1995) cho biết tuổi đẻ lứa đầu của trâu miền Bắc Việt Nam tập trung vào giai đoạn 49 - 60 tháng tuổi (59,3%).

Lê Viết Ly, Lê T, Đào Lan Nhi (1994) cho biết tuổi đẻ lứa đầu và tỷ lệ đẻ của trâu ở một số xã miền núi tỉnh Tuyên Quang nh sau:

Bảng 2.5. Tuổi đẻ lứa đầu

Tổng số N3 - 4 tuổi% N4 - 5 tuổi% N5 - 6 tuổi% N> 6 tuổi% 524 57 10.8 178 33.9 177 33.7 112 21.3

(Nguồn: Lê Viết Ly, Lê T, Đào Lan Nhi, 1994) 2.3.4.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ

Đây là chỉ tiêu đợc tính bằng khoảng thời gian từ khi trâu đẻ lứa trớc tới khi đẻ lứa tiếp theo. Nó là chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất sinh sản của trâu. Chỉ tiêu này phụ thuộc thời gian mang thai và thời gian phối lại sau khi đẻ. Trong đó, thời gian mang thai là đặc trng của loài và ít biến động. Chính vì thế khoảng cách lứa đẻ chủ yếu phụ thuộc thời gian phối lại sau khi đẻ và kết quả phối giống. Tức là phụ thuộc nhiều nhất vào chế độ chăm sóc, nuôi dỡng và khả năng phát hiện động dục cũng nh kỹ thuật phối giống.

Đã có nhiều công bố nghiên cứu về chỉ tiêu này trên con trâu. Alim và Ahmed (1954) cho biết khoảng cách giữa hai lứa đẻ của trâu là 550 25,6±

ngày. Ishap và Shah (1975) trích dẫn bởi Tiến Hồng Phúc (2002) công bố chỉ tiêu ấy trên trâu NiLi - RaVi nuôi tại Pakistan là 524 ngày. Theo Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) thì trâu Murrah nuôi tại Ngọc Thanh có khoảng cách lứa đẻ là 632 ngày.

Theo Lê Viết Ly, Lê T, Đào Lan Nhi (1994) cho biết khoảng cách giữa hai lứa đẻ của trâu Tuyên Quang nh sau:

Bảng 2.6. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của trâu

Tổng N3 năm 2 lứa% N2 năm 1 lứa% N3 năm 1 lứa% 490 117 23.8 215 43.8 158 32.2

(Nguồn : Lê Viết Ly, Lê T, Đào Lan Nhi, 1994) 2.3.4.4. Số con đẻ ra trong một đời trâu cái

Nuôi dỡng tốt, đủ đực giống, cho phối kịp thời, bình quân một trâu cái cho 8 – 9 nghé. Tại trại Ngọc Thanh, nhiều trâu cái 15 - 16 tuổi cho 10 - 11 nghé. Trong nhân dân có trâu cái 22 tuổi đẻ đợc 17 nghé (Lạng Sơn) hoặc 15 nghé (Thanh Hoá, Tuyên Quang).

Nhng trong thức tế, qua điều tra 3247 trâu cái ở Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thanh Hoá, đa số chỉ đẻ 5 - 6 nghé, số đẻ 8 - 9 con rất ít. Lý do là trâu 4 - 5 tuổi mới đẻ, 15 - 16 tuổi đã loại và nhịp đẻ bình quân chỉ 2 năm một lứa, hoặc dài hơn.

Sức đẻ của trâu tốt từ lứa 3 duy trì tới lứa 7 - 8, sau đó giảm dần. Nh vậy, nên lấy đến tuổi 13 - 14. Tuổi sử dụng này tăng hay giảm phụ thuộc vào điều kiện nuôi dỡng tốt hay xấu. Theo dõi trọng lợng sơ sinh nghé qua 10 lứa đẻ trên 6 trâu cái, có số liệu sau.

Bảng 2.7. Thể trọng sơ sinh nghé qua 10 lứa đẻ trên 6 trâu cái đẻ

Lứa đẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tuổi mẹ (năm, tháng) 3,4 4,8 6,2 7,8 9,4 10,8 12 13,4 14,9 16,3 Bình quân trọng lợng sơ sinh nghé, kg Cao, kg Thấp, kg 24,1 27 22 26 29 23 29,1 32,5 27 30,3 33,2 29 32,5 39 28,5 30,4 36,3 27 30,5 37 24 28,6 32 25 28 31 23 26 28 24 Qua bảng 2.7 thấy, trọng lợng nghé đẻ ra tăng dân từ lứa đẻ 1 đến 3, cao nhất ở lứa đẻ 5 - 6 và sau lứa đẻ 8 thì giảm dần.

2.3.4.5. Nhịp đẻ và tỉ lệ đẻ

Đẻ nhiều hay ít, mau hay tha do đặc điểm sinh lý và tác động của ngoại cảnh quyết định. Trâu đẻ tha hơn bò. Nuôi dỡng tốt, đẻ mau hơn,...

ở trâu ta, phân ra 3 loại nhịp đẻ: nhịp đẻ mau (đẻ năm một nghé hoặc hai năm rỡi đôi), nhịp đẻ trung bình (ba năm đôi), nhịp đẻ tha (hai năm và trên hai năm một nghé).

Nhịp đẻ mau hay tha quyết định tỉ lệ đẻ cao hay thấp của đàn trâu hàng năm.

Tính tỉ lệ đẻ cũng có cách khác nhau, ở đây chúng ta tính tỉ lệ đẻ của trâu hàng năm theo cách lấy số trâu cái đẻ trong năm chia cho tổng số trâu cái đến tuổi đẻ.

Qua điều tra trên 5 tỉnh miền Bắc (Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An), trong 17 điểm với 6055 trâu cái từ 2 răng hoặc 5424 trâu cái từ 4 răng cho thấy:

- Tỷ lệ đẻ của trâu bình quân là 43% nếu tính trên trâu từ 2 răng và 48% nếu tính từ trâu cái từ 4 răng.

- Vùng có tỉ lệ đẻ cao là 57 - 63,39% nh vùng Hng Nguyên, Thanh Ch- ơng, Thạch Thành, Hàm Yên; cùng có tỉ lệ đẻ thấp, dới 45% nh vùng Lộc Bình, Ôn Châu, Tràng Định, Yên Sơn, Sơn Dơng, Chiêm Hoá.

Tuy vậy, nơi có đồng cỏ tốt, có tập quán nuôi trâu sinh sản, thì trâu có nhịp đẻ mau nhiều hơn và tỉ lệ đẻ hàng năm cao hơn. Ví dụ xã Thành Trực (Thạch Thành - Thanh Hóa), xã Vĩnh Yên (Lục Yên - Yên Bái),... nhịp đẻ mau chiếm 45 - 55% và bình quân một trâu cái 2 năm rỡi đến 3 năm cho 2 nghé.

2.3.4.6. Tính mùa vụ trong sinh sản của trâu

Hoạt động sinh sản của trâu đực diễn ra liên tục, không mang tính chu kỳ và tính thời vụ. Tuy nhiên chất lợng tinh dịch của trâu có sự khác nhau giữa các

mùa trong năm. Vào mùa thu chất lợng tinh dịch của trâu là tốt nhất. Đó là do ảnh hởng của nguồn thức ăn tốt, dồi dào trong mùa hè.

Với trâu cái thì hoạt động sinh sản mang tính thời vụ rất rõ ràng. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này và các tác giả đã chỉ ra rằng trâu cái thờng động dục vào mùa Đông, Xuân và đẻ nhiều nhất vào mùa Thu, Đông.

Theo Rife (1959) thì vào những tháng nóng nực trâu cái thờng không động dục, Villegas (1958) chỉ ra rằng hoạt động sinh dục thờng xảy ra mạnh vào các tháng mùa ma, mát mẻ và vì thế trâu ở Philippin có khuynh hớng sinh sản theo mùa rõ ràng.

Tác giả Mai Văn Sánh (1996) cũng chỉ ra rằng trâu Murrah nuôi tại Sông Bé động dục tập trung vào thời gian từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau (70,27%) và chúng đẻ nhiều vào các tháng mùa Thu và Đông. Cũng có nhiều tác giả cho rằng vụ đẻ có ảnh hởng tới khoảng cách lứa đẻ của trâu. Những trâu đẻ vào mùa ma (tháng 7 - 10) hàng năm có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn (461 ngày), nếu đẻ vào mùa hè nóng nực thì khoảng cách ấy là 529 ngày.

Phần thứ ba

Đối tợng, nội dung và phơng pháp nghiên cứu

3.1. Đối tợng nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đàn trâu nội đợc nuôi trong các hộ nông dân ở xã Vân Hoà - huyện Ba Vì - Hà Nội.

3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: 17/2/2009 đến 10/7/2009

3.3. Nội dung và phơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vân Hoà. - Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Vân Hoà. - Tình hình phát triển chăn nuôi trâu tại xã Vân Hoà. - Đặc điểm sinh sản của trâu của xã Vân Hoà

3.3.2. Phơng pháp nghiên cứu

- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vân Hoà

Các số liệu về đặc điểm tự nhiên, xã hội của địa phơng đợc thu đợc từ các số liệu thống kê của xã và phòng nông nghiệp huyện Ba Vì.

- Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Vân Hoà

Căn cứ vào số liệu thống kê của xã và phòng thống kê huyện. - Tình hình phát triển chăn nuôi tại xã Vân Hoà

Căn cứ vào số liệu thống kê hàng năm của ban thống kê xã và phòng thống kê huyện

Điều tra qua sổ sách theo dõi của các thôn trởng và phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi.

- Đặc điểm sinh sản của trâu

Để tìm hiểu nội dung này chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau: Tuổi đẻ lứa đầu: là độ tuổi của con gia súc khi đẻ lứa đầu tiên, đợc tính hàng năm.

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ: là thời gian kể từ lần đẻ lứa trớc đến lần đẻ lứa sau, đợc tính bằng tháng.

Tỷ lệ đẻ của trâu cái: là tỷ số giữa số trâu đẻ trong năm trên tổng số trâu trong độ tuổi sinh sản, tính bằng %.

Mùa vụ sinh sản của trâu: là khoảng thời gian trâu động dục hay đẻ nhiều, đợc xác định bằng tỷ lệ % trâu đẻ qua các tháng trong năm.

Các số liệu đợc thu thập thông qua sổ sách của mạng lới thống kê, thú y địa phơng, kết hợp với điều tra trực tiếp các hộ chăn nuôi.

3.4. Phơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu đợc xử lý trên máy tính theo chơng trình excel và Minitab 14.0.

Phần thứ t

Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Vân Hoà

4.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình

Vân Hoà là một xã nằm ở phía nam huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 3290,98 ha và có địa hình khá phong phú. Về cơ bản địa hình của tỉnh là thấp dần từ phía Nam xuống phía Bắc.

Phia Bắc có địa hình trung du với những phần đồi thấp đan xen nhau và có các thung lũng, cánh đồng nhỏ ở giữa... chiếm một phần t diện tích đất của

xã. Đây là khu vực có địa hình khá bằng phẳng, đất đai mầu mỡ, thích hợp cho việc canh tác các loại cây lơng thực, rau màu nh lúa, ngô... Với những loại cây trồng hàng năm vùng này có một lợng phụ phẩm nông nghiệp nh rơm, thân cây ngô, dây lạc... rất phong phú và đây sẽ là nguồn thức ăn dồi dào cho đại gia súc, nhất là trâu vì nó có khả năng sử dụng thức ăn này rất tốt. Phát triển chăn nuôi đại gia súc sẽ giúp nông dân khai thác nguồn thức ăn ấy một cách có hiệu quả nhất.

Phía Nam là khu vực có địa hình phức tạp đa phần là núi chiếm ba phần t diện tích đất của xã. Vùng này đất chủ yếu có thành phần cơ giới nặng, lại thêm đặc điểm là đồng ruộng không phẳng làn và không thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hoá trong làm đất. Trong khi đó con trâu có thể đảm nhiệm tốt công việc trên, nên nguồn sức kéo của trâu còn cần thiết cho sản xuất nông nghiệp ở vùng này. Nhìn chung địa hình khu vực này khá dốc, đất đai khô cằn, nhiều sỏi đá nên không thích hợp cho việc canh tác cây nông nghiệp, mà vùng này chỉ thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Song đây cũng là một lợi thế cho chăn nuôi đại gia súc vì khu vực này đồng đất rộng, cỏ mọc nhiều và đó là nguồn thức ăn rất sẵn, phong phú cho đại gia súc nói chung và trâu nói riêng.

Trên địa bàn của xã có 3 khu du lịch nổi tiếng là Thác Đa, Suối Tiên, Khoang Xanh, xung quanh lại có các khu du lịch nh Ao Vua, Đồng Mô. Đây chính là một nguồn tiêu thụ rất lớn các sản phẩm từ trâu bò nh thịt và các đồ mỹ nghệ làm từ sừng, xơng trâu bò. Đó là một động lực lớn thúc đẩy chăn nuôi trâu ở đây phát triển.

Với vị trí địa lý và đặc điểm địa hình nh vậy, Vân Hòa đợc đánh giá là địa phơng có tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc nói chung, chăn nuôi đại gia súc nói riêng, trong đó có con trâu.

Ngày nay nhờ sự phát triển của mạng lới các công trình đã khá hoàn thiện nên sản xuất nông nghiệp không còn phụ thuộc nhiều vào khí hậu tự nhiên, từ đó mà năng suất đã tăng lên rõ rệt. Thực tế là trong nhiều năm gần đây Vân Hoà đã làm khá tốt công tác này, sản xuất nông nghiệp ổn định, nông dân yên tâm đầu t sản xuất.

Về khí hậu thì Ba Vì thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm thời tiết đợc chia làm bốn mùa tơng đối rõ rệt đó là Xuân, Hè, Thu, Đông. Trong đó mùa Hè và Thu chịu ảnh hởng của gió Đông Nam thổi từ biển Đông vào gặp những dãy núi cao nó bị chắn lại nên thờng ma nhiều vào thời gian này. Ngợc lại vào mùa Đông và Xuân vùng này chịu ảnh hởng của không khí lạnh từ phía Bắc thổi xuống theo hớng Đông Bắc và thời gian này nhiệt độ thấp, rất ít ma.

Căn cứ sự phân bố lợng ma trong năm khí hậu ở đây có thể đợc chia thành mùa ma và mùa khô. Mùa ma kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, còn mùa khô từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau. Các thông số về khí hậu của vùng đợc

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu và một số đặc điểm sinh học của đàn trâu ở xã Vân Hoà - huyện Ba Vì - Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w