2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNHCÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM
2.1 Thực trạng năng lực ngành công nghiệp tàu
THỦY VIỆT NAM
Theo các tài liệu khảo sát gần đây của Bộ Công nghiệp cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 60 cơ sở đóng và sửa chữa tàu. Hầu hết tập trung trong ba khối chính ,gồm: Các nhà máy thuộc Tổng công ty CNTT Việt Nam (chiếm 55% tổng sản lượng đóng tàu quốc gia); Các nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng (chiếm 30% tổng sản lượng quốc gia), các nhà máy thuộc các Bộ Thuỷ sản, Bộ Công nghiệp, Bộ xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và một số địa phương (chiếm 15%
tổng sản lượng quốc gia)(15) .Tuy đã có được một lực lượng đáng kể, đang làm ra được một lượng hàng hoá có giá trị lớn cả về số lượng và tính năng kỹ thuật; Song nhìn vào hiện trạng của ngành CNTT Việt Nam nói chung và của Tổng công ty công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam nói riêng ta thấy nổi lên ba vấn đề cơ bản sau :
a .Về công nghệ
Theo các số liệu tại Quy hoạch ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010 của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công nghiệp (Phần Quy hoạch ngành công nghiệp tàu thuỷ) và "Kế hoạch tổng quan phục hồi vận tải ven biển Việt Nam" (Tài liệu quy hoạch ngành do Bộ GTVT phối hợp với tổ chức JICA-Nhật thực hiện năm 1999), hiện trạng năng lực sản xuất và các trang thiết bị công nghệ chính của ngành CNTT Việt Nam nói chung và Tổng công ty công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam nói riêng có thể tóm tắt như sau:
Về phóng dạng và hạ liệu:
Tại các nhà máy việc phóng dạng và hạ liệu vẫn được thực hiện theo phương pháp thủ công, hoàn toàn bằng tay. Các bản vẽ thiết kế được triển khai ra tỷ lệ 1:1 trên sàn gỗ hoặc sàn thép. Đây là công nghệ khá lạc hậu so với công nghệ đang áp dụng trong các nhà máy đóng tàu quốc tế là bỏ qua công đoạn này do thiết kế bằng máy tính. Các thảo đồ vật liệu không triển khai trên sàn phóng dạng mà được lập chương trình để chuyển thẳng sang các máy cắt tự động điều khiển bằng kỹ thuật số CNC trong khuôn khổ mô thức CAD-CAM. (Tự động thiết kế-Chế tạo)
Về công nghệ cắt :
Chủ yếu được thực hịên bằng tay, dùng khí Oxy và Acetylen hoặc khí hoá lỏng LPG trong cắt hơi hay cắt bằng cơ khí. Gần đây đã có trang bị thêm một số thiết bị cắt Laser cầm tay. Hiện chỉ có khoảng 30% số đơn vị đựơc trang bị công nghệ cắt hơi bán tự động. Như vậy, ngành CNTT Việt Nam cần sớm được trang
bị công nghệ cắt tự động theo chương trình điều khiển bằng kỹ thuật số CNC (Laser hoặc CO2+LPG ) cho phù hợp với việc phóng dạng và hạ liệu trên máy tính.
Về công nghệ hàn:
Đa phần các đơn vị vẫn dùng máy hàn tay. Gần đây các thiết bị hàn đã được đổi mới bằng thiết bị của Nga, Ý, Nhật, và máy bán tự động có lớp khí CO2 bảo vệ nên chất lượng đường hàn có được cải thiện hơn. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực công nghệ hàn của ta còn lạc hậu, thiếu hệ thống hàn tự động trên dây chuyền lắp ráp và máy hàn tự động dạng thẳng đơn giản. Vấn đề này gây nên hạn chế nhất định nếu tham gia làm hàng xuất khẩu.
Về gia công cơ khí:
Có một số nhà máy có thiết bị gia công cơ khí còn sử dụng được, nhưng rất lạc hậu ( công nghệ của thập kỷ 70 trở về trước),còn thiếu máy gia công cơ khí chính xác điều khiển CNC. Thiếu các máy chuyên dùng cỡ lớn như: tiện dài 14m, lò nhiệt luyện, máy gia công chân vịt v.v.. Tuy vậy, có thể khắc phục được nhược điểm này nếu triển khai tốt công tác hợp tác sản xuất với các nhà thầu phụ khác trong nước có năng lực gia công cơ khí tốt hơn như Cơ khí trung quy mô Cẩm phả, nhà máy Điê-zen Sông công, Lắp máy 10-69 ,...
Về gia công tôn vỏ :
Chỉ có 05 nhà máy có máy ép thuỷ lực từ 500 - 700T, một số ít nhà máy khác có các máy uốn thép hình, máy cuốn tôn đến 16 mm dài 6.000 mm; đến 36 mm dài 3.000mm, máy gia công các loại thép tấm cong nhiều chiều và một số máy móc thi công khác. Hiện nay ngành còn thiếu các máy chuyên dùng như gia công thép tấm cong ba chiều, máy uốn thép hình cỡ lớn , máy ép thủy lực 1000T, máy vê chỏm cầu đường kính lớn.
Hiện tại chỉ đảm bảo hạ thuỷ tàu cỡ nhỏ 6.000-7.000DWT, gây hạn chế về kích cỡ sản phẩm. Từ cuối tháng 3 năm 2001 tại nhà máy liên doanh giữa Tổng công ty CNTT Việt Nam và tập đoàn Hyundai đã đưa vào hoạt động 02 ụ của nhà máy sửa chữa tàu loại đến 400.000 tấn.
Về năng lực kiểm tra chất lượng :
Hiện chưa có trung tâm thử nghiệm đặc dụng. Chỉ có các phòng kiểm nghiệm đơn lẻ ở một vài đơn vị lớn được trang bị thiết bị kiểm tra mối hàn theo phương pháp không phá huỷ bằng siêu âm hay X-quang.
Năng lực nghiên cứu-phát triển (R&D) :
Công tác nghiên cứu-phát triển của ngành đã có được đầu tư ban đầu tại Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ thuộc Tổng công ty CNTT Việt Nam. Tuy nhiên chưa phát huy được tác dụng do đầu tư không đồng bộ. Viện đã được đầu tư và hoàn thành phần xây của một bể thử mô hình tàu thuỷ, nhưng đến nay vẫn không có nguồn để đầu tư cho thiết bị chế tạo mô hình, đo lường, thực nghiệm. Do vậy công tác thiết kế, phát triển sản phẩm mới vẫn phải dừng ở mức thiết kế "chay" hoặc phải đi thuê thử nghiệm mô hình ở nước ngoài. Công tác thiết kế chế tạo cũng còn rất nhiều hạn chế. Đây có thể coi là một trong những khâu yếu nhất của ngành CNTT. Việc thiết kế tuy đã bắt đầu được thực hiện trên máy tính nhưng mới dừng ở mức vẽ trên máy, mà chưa dùng một phần mềm chuyên dụng. Cần phải có một giải pháp đồng bộ, tổng thể theo mô thức tiên tiến phổ thông hiện đang áp dụng trong CNTT quốc tế là CAD-CAM..
Nhìn chung, trang thiết bị công nghệ chế tạo của ngành CNTT Việt Nam còn lạc hậu, năng lực ụ, triền chưa cho phép đóng mới các tàu cỡ lớn.
Xét trên năng lực hiện tại chỉ có một số lượng không lớn các đơn vị có trang thiết bị và đội ngũ kỹ thuật đủ mạnh để bước đầu tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế đó là các nhà máy sau:
Nhà máy đóng tàu Bạch đằng, Hải phòng: Đây là nhà máy hiện có năng lực và kinh nghiệm đóng mới khá nhất tại Việt Nam; là một trong những cái nôi của ngành CNTT. Nhà máy có 35000 m2 nhà xưởng trên tổng diện tích khu sản xuất là 14 ha. Trong đó có một triền đà cho tàu 1000 DWT(tấn), một triền đà cho tàu 6000 DWT(tấn). Nhà máy còn có một ụ nổi có khả năng sửa chữa tàu 8000DWT(tấn). Nhà máy hiện đã đóng song con tàu 6500 DWT(tấn) đầu tiên tại Việt Nam theo thiết kế của Nhật Bản mang cấp tàu Nhật Bản cho Công ty vận tải biển VOSCO. Ngoài ra nhà máy còn có các phân xưởng phụ trợ gia công cơ khí, đúc có khả năng chế tạo được xích neo mắt xích cỡ 40mm, chân vịt tàu thuỷ có đường kính 3600mm, các loại bơm tàu thuỷ, trục chân vịt 400 x 6000mm. ... Nhà máy hiện có 1.800 cán bộ, công nhân. Trong đó có 240 kỹ sư và 70 công nhân hàn có chứng chỉ đăng kiểm quốc tế. Nhà máy đang được nâng cấp để đóng tàu 11500 DWT (tấn) vào Quý II năm 2002 do nhà máy đóng tàu Bạch Đằng chủ trì cùng bốn nhà máy khác
n Nhà máy đóng tàu Hạ long-Tỉnh Quảng ninh : Đây là Nhà máy
do Chính phủ Ba lan giúp ta xây dựng từ giữa những năm 70. Nhà máy có 40250 m2 nhà xưởng / tổng diện tích sản xuất 20 ha; Triền đà ngang 250m x 88m; cầu tàu trang trí 450m. Các sản phẩm đã thực hiện tại nhà máy gồm các loại tàu hàng rời 1400-3000 DWT(tấn). Nhà máy có các phân xưởng phụ trợ có khả năng chế tạo tời điện cho tàu 1000 DWT(tấn), xích neo cỡ 34mm, trục chân vịt loại 350mm x 6000mm. Đội ngũ đóng tàu gồm 1.240 người trong đó có 120 kỹ sư, 60 công nhân hàn lành nghề. Hiện nay nhà máy bắt đầu nâng cấp để có thể đóng được tàu chở container 1200TEU(1TEU = 1 container ) vào cuối năm 2002.
Nhà máy đóng tàu Bến kiền-Hải phòng: Nhà máy do ta tự thiết kế và xây dựng từ giữa những năm 70. Nhà máy có 30000 m2 nhà xưởng trên tổng diện tích sản xuất 153 ha; nhà máy ngoài hệ thống triền còn có ụ khô cho tàu cỡ 2000 DWT(tấn), 02 cầu tàu trang trí 150m và 80m. Các sản phẩm đã thực hiện tại nhà máy gồm các loại tàu hàng rời 1400DWT(tấn), tàu nghiên cứu biển 1000 tấn, tàu cá 1000CV, tàu hút bùn 160m3/h. Đội ngũ đóng tàu gồm 430 người trong đó có 127 kỹ sư, 30 công nhân hàn lành nghề. Hiện nay nhà máy bắt đầu nâng cấp để có thể đóng được tàu chở khí hoá lỏng LPG 1600m3 và tàu cuốc-hút 1000m3/h xuất khẩu vào cuối quý I năm 2002.
n Nhà máy sửa chữa tàu biển Ba son-Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà
máy do Pháp thiết kế và xây dựng từ giữa những năm cuối thế kỷ 19 với mục đích chủ yếu làm cơ sở bảo dưỡng các tàu chiến cho quân đội thực dân. Sau này có nhiều lần được bổ xung thiết bị nhưng chủ yếu vẫn làm công tác sửa chữa phục vụ quốc phòng. Nhà máy có 35050 m2 nhà xưởng, hai ụ khô cho tàu 10000 và 400 tấn; hai ụ nổi cho tàu 15000 và 3000 tấn; cầu tàu trang trí 750m... Các sản phẩm của nhà máy chủ yếu là sửa chữa; gần đây có đầu tư để đóng mới một số tàu quốc phòng đặc chủng loại nhỏ (dưới 400 tấn).
đ Nhà máy tàu biển Phà rừng-Hải phòng: Đây là Nhà máy sửa chữa
do Chính phủ Phần lan giúp ta xây dựng từ cuối những năm 70. Nhà máy có 5000 m2 nhà xưởng / tổng diện tích sản xuất 10 ha; ụ khô cho sửa chữa tàu đến 16000 DWT(tấn), cầu tàu trang trí 350m và 80m. Đội ngũ đóng tàu gồm 850 người trong đó có 120 kỹ sư, 50 công nhân hàn lành nghề. So với các nhà máy sửa chữa tàu biển khác, đây là một nhà máy có công nghệ khá hoàn chỉnh. Lực lượng
cán bộ công nhân viên được đào tạo cơ bản ngay từ đầu theo phương pháp thị trường.
Như vậy, thì năm nhà máy trên có thể đại diện cho phần mạnh của ngành CNTT Việt Nam. Các đơn vị này cần được định hướng đầu tư để sản xuất hàng xuất khẩu; bao gồm nâng cấp về thiết bị, hạ tầng ( Năng lực triền-ụ, thiết bị nâng-hạ, gia công tôn vỏ...); có kế hoạch nâng cao năng lực bán hàng. Có như vậy thì trong thời gian 3 đến 5 năm tới ngành CNTT Việt Nam sẽ có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế, cũng như thoả mãn các nhu cầu của các chủ tàu trong nước về các chủng loại tàu
Ngoài các nhà máy có thứ hạng kể trên, ngành CNTT Việt Nam còn có tới hơn 50 nhà máy đóng tàu cỡ nhỏ (Xem Bảng 14 - Trang 72,73). Trong số đó có rất nhiều các đơn vị trùng lặp về nhiệm vụ và năng lực sản xuất với trình độ chuyên môn hoá thấp, hợp tác hoá hẹp. Hậu quả của một thời gian dài thiếu quy hoạch chung hướng vào thị trường đã đưa đến việc cạnh tranh lẫn nhau trên một thị trường nội địa chật hẹp bằng các biện pháp không lành mạnh. Dẫn tới tình trạng "ăn đong" trong sản xuất, người dành được hợp đồng đóng và sửa tàu bằng mọi giá cũng không thắng. Các đơn vị hầu như không còn gì để tích luỹ, tái đầu tư sản xuất.