Tính diện tích nhà máy

Một phần của tài liệu Đồ án Thiết kế nhà máy sản xuất rượu cồn năng suất 20000 lít/ngày. (Trang 116 - 122)

III. 5.3.1.3 Nước dùng trong lên men

6.2.2.Tính diện tích nhà máy

6.2.2.1. Khu sản xuất.

a. Nhà nghiền- nấu - đường hoá

Phân xưởng chia thành hai khu vực như sau:

 Khu vực nấu, đường hóa.

Gồm có: 2 thùng chứa bột + 2 nồi nấu + 2 nồi đường hoá + 2 máy nghiền. Ta có:

Spx = Stbị + Sthao tác + Sgiao thông + Sdự trữ

Trong đó: Stbị = 2. 4 . 2 D π = 2. 2 4.2 . 4 π = 27.7m2 Sthao tác = (15 ÷ 20)% Stbị Chọn Sthao tác = 20% Stbị = 0,2×27.7 = 5.54m2 Sgiao thông = (15 ÷ 20)% Stbị Chọn Sgiao thông = 20% Stbị = 5.54m2

Sdự trữ = (15 ÷ 20)% Stbị

Chọn Sdự trữ = 20% Stbị = 5.54m2

Vậy Spx = 27.7 + 5.54×3 = 44.32 m2

Em sắp xếp các thùng đường hoá dọc theo phân xưởng. Do đó em chọn chiều rộng của phân xưởng là 12m.

Vậy chiều dài phân xưởng là: 44.32

12 = 3.69m

Do chiều dài = n.B với B = 6m - bước cột theo qui định thống nhất hoá. Nên chọn chiều dài phân xưởng là 6m

 Khu nghiền + kho nguyên liệu tạm chứa.

. Khu này gồm có 2 máy nghiền búa và tạo không gian thoáng để nghiền. Em chọn kích thước khu này là 12m x 6m.

+Về chiều cao của phân xưởng:

Trong phân xưởng này em sắp xếp xiclon chứa bột ở trên nồi nấu, nồi nấu trên nồi đường hoá, dựa vào bảng tổng hợp tính và chọn thiết bị, em chọn chiều cao của phân xưởng là 15,6m tương ứng với phân xưởng có 4 tầng: tầng 1 cao 3.6m, tầng 2 cao 5.4m, tầng 3 cao 3.6 mVậy nhà nấu - đường hoá có kích thước là: 12m x 12m x 12,6m.

Diện tích thực của phân xưởng là: 12 .12 = 144m2

b. Nhà lên men.

Gồm 10 thùng lên men + 2 thùng hoạt hoá men giống. Spx = Stbị +Sthao tác + Sgiao thông + Sdự trữ

Trong đó: Stbị = 10. . 2 10. .4, 72 4 4 D π = π = 173.4m2 Sthao tác = 20%Stbị = 0,2.173.4 = 34.68 Sgiao thông = 20%Stbị = 34.68m2 Sdự trữ = 20%.Stbị = 34.68m2 Vậy S = 173.4 + 34.68×3 = 277.44m2

Em sắp xếp các thùng lên men thành 2 dãy, mỗi dãy 5 thùng. Em chọn chiều rộng của phân xưởng là 18m.

Vậy chiều dài phân xưởng là: 277.44

18 = 15.41m.

Do chiều dài phân xưởng = n.B với B = 6m - Bước cột

Nên em chọn chiều dài là 39m để đảm bảo sản xuất cho phân xưởng. + Về chiều cao của phân xưởng:

Căn cứ vào chiều cao của thùng lên men nên em chọn chiều cao của phân xưởng là 9.6 m tương ứng với phân xưởng có 2 tầng: tầng 1 cao 6m , tầng 2 cao 3.6 m.

Vậy kích thước của phân xưởng là: 39m x 18m x 9.6 m. Diện tích thực của phân xưởng là: 18.39 = 702 m2. c.Nhà chưng luyện.

Gồm hệ thống 3 tháp chưng cất.

Spx = Stbị + Sthao tác + Sgiao thông + Sdự trữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

Stbị = Stháp thô + Stháp aldehyt + Stháp tinh

Stbị = 12 22 32 1.32 12 1.22 . . . . 4 4 4 4 4 4 D D D π +π +π =π +π +π = 3.24m2 Sthao tác = 20%.Stbị = 0.2×3.24 = 0.65m2. Sgiao thông = 20%.Stbị = 0.65 m2 Sdự trữ = 20%.Stbị = 0.65 m2 Vậy Spx = 3.24 + 0.65×3 = 5.19m2

Em chọn chiều rộng của phân xưởng là 9m. Vậy chiều dài của phân xưởng là: 5.19

9 = 0,57 m

Theo qui định của thống nhất hoá em chọn chiều dài của phân xưởng là 12m. + Về chiều cao của phân xưởng:

Dựa vào chiều cao của các tháp nên em chọn chiều cao của phân xưởng là 22,2m tương ứng với 5 tầng: tầng 1 cao 6m, tầng 2,3,4 cao 4,2m, tầng 5 cao 3.6m.

Vậy phân xưởng có kích thước là: 9m x 12m x 22,2 m. Diện tích thực của phân xưởng là: 9 x 12 = 108m2.

b. Khu vực kho.

nguyên liệu

Do sắn có thể trồng và thu hoạc quanh năm nên em thiết kế kho dự trữ lượng sắn dùng cho 1 tháng. Em chọn bảo quản sắn trong các bao 50kg nhằm thuận tiện cho quá trình vận chuyển và sản xuất.

Nguyên liệu sắn đã phơi khô và thái lát do đó kho chứa cần đảm bảo sự thông thoáng, khô ráo để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sắn.

Theo phần tính cân bằng sản phẩm ta có lượng sắn cần dùng trong 1 ngày là 51940.49 kg.

Vậy lượng sắn cần dùng trong 1 tháng là: 51940.49×25 = 1298.5 tấn sắn. Số bao tải cần chứa lượng sắn trên là: 1298500

50 = 25970 bao

Kích thước của 1 bao tải là: 0,5m x 1m x 0,4m.

Thể tích mà số bao tải chiếm chỗ là: 25970× (0.5 . 1 . 0.4) = 5194 m3. Với hệ số chứa đầy là 0.85 nên ta có thể tích thực của kho là:

Vt = 5194

0,85 = 6110.56 m3

Chọn chiều cao của kho là 13,2m.

Diện tích của kho là: S = 570013,2,94 = 368 m2

Chọn chiều rộng của kho là 12m. Vậy chiều dài của kho là:

12 89 , 431

= 30m

Vậy kho chứa nguyên liệu có kích thước là: 30m x 12m x 13,2m Diện tích thực của kho là: 36 . 12= 432m2

 Kho cồn thành phẩm, kho rượu thành phẩm và phân xưởng rượu mùi, kho

chứa vỏ chai.

Để thuận tiện cho việc vận chuyển cồn, kho thành phẩm và phân xưởng rượu mùi và kho chứa chai được bố trí gần phân xưởng chưng cất, kết cấu bê tông cốt thép, mái tôn, thống nhất chung trong một nhà kho, bên trong chia thành các kho riêng có tường ngăn cách và cửa thông giữa các kho.

Kích thước kho cồn thành phẩm và kho rượu mùi thành phẩm: 9×6. Kích thước phân xưởng rượu mùi: 15×9.

6.2.2.2. khu vực đảm bảo năng lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Phân xưởng lò hơi.

Được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, có các kích thước như sau: 6×6×5.4. Bên trong có đặt lò hơi chạy bằng dầu, nên nhà lò hơi sẽ đặt gần kho nhiên liệu dầu, đồng thời phân xưởng được bố trí gần phân xưởng chưng cất và nấu, đường hóa để thuận lợi cho việc cung cấp hơi cho hai phân xưởng sản xuất chính. Phân xưởng tỏa nhiều nhiệt nên đặt tại vị trí cuối hướng gió chủ đạo.

b. Xưởng cơ điện.

Được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, có các kích thước như sau: 24×12×5.4, là nơi bố trí để sửa chữa lắp đặt một số các thiết bị của nhà máy.

c. Trạm biến áp.

Được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, có các kích thước như sau: 6×6×4.8.

d. Trạm xử lý nước sạch, trạm bơm và trạm xử lý nước thải.

Trạm xử lý nước sạch: Bao gồm các bể ngầm, bể lọc và đài chứa nước.

Trạm bơm: Được xây dựng bằng kết cấu bê tông toàn khối có kích thước như sau: 6×6×4.8.

Trạm xử lý nước thải: bao gồm bể lộ thiên thu hồi nước thải, hai đĩa lọc nước đặt trên bể chứa nước hồi lưu xây ngầm phía dưới.

6.2.1.3. Khu vực hành chính, phục vụ sản xuất.

a. Nhà hành chính.

Được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, có các kích thước như sau: 30×12×(5.4; 4.2; 4.2). Bao gồm các phòng ban hành chính của nhà máy: phòng giám đốc, phòng hành chính, phòng giao dịch, phòng tài chính…Khu nhà có thể coi là bộ mặt của nhà máy nên được bố trí xây dựng ở khu vực trước nhà máy, bố trí nhiều cây xanh, bồn hoa và khoảng không gian lớn.

Khu nhà hành chính có kết cấu 3 tầng, tầng 1 là dành cho ga ra ô tô của khách đến giao dịch, phần còn lại làm trên phần đường chính của nhà máy, cho các phương tiện có thể đi qua lại. Tầng 2 và 3 bố trí các phòng ban hành chính của nhà máy.

b. Nhà ăn và hội trường.

Được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, có các kích thước như sau: 24×18×(4.2; 4.2). Bao gồm nhà ăn, hội trường, phòng y tế. Khu vực này đặt gần với khu vực sản xuất để thuận tiện phục vụ cho công nhân viên của nhà máy.

c. Nhà để xe đạp, xe máy và bãi đỗ xe ô tô.

Nhà để xe đạp, xe máy được xây dựng bằng kết cấu thép lợp tôn, không cần tường bao, có kích thước là: 15×6×3.6, toàn nhà máy có hai nhà để xe phân bố đều cho hai cổng, thuận tiện cho công nhân đi làm, chia luồng người đi làm thành hai khu vực. Bãi đỗ xe ô tô có hai loại:

- Gara ô tô cho xe ô tô khách giao dịch được bố trí dưới tầng 1 nhà hành chính, kích thước là 15×12×5.4.

- Gara ô tô con của cán bộ công nhân nhà máy có kích thước 16× 15. - Bãi đỗ xe tải lộ thiên: Kích thước: 24×12 và 12×15.

d. Phòng bảo vệ.

Nhà máy có hai cổng nên bố trí hai phòng bảo vệ đồng thời là phòng thường trực. Phòng này được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, kích thước mỗi phòng là: 6×3×3.6.

Một phần của tài liệu Đồ án Thiết kế nhà máy sản xuất rượu cồn năng suất 20000 lít/ngày. (Trang 116 - 122)