III. 5.3.1.3 Nước dùng trong lên men
8.3. Phòng chống cháy nổ
Như đã nói ở trên, cồn là chất rất rễ bắt lửa, khi đã cháy thì lan rất nhà và rất khó dập tắt. Do đó việc phòng chống cháy nổ là rất cần thiết. Cần có các biện pháp cụ thể như sau: Phòng chống nổ cho lò hơi khi có sự cố dạn nứt hoặc ống lửa bị đốt nóng uốn cong tạo nên áp lực lớn…
Để phòng chống cháy nổ cần thực hiện các biện pháp sau:
- Các nhà xưởng cần được bố trí cách nhau một khoảng thích hợp, đảm bảo đi lại thuận lợi cho xe cứu hỏa.
- Xây dựng hệ thống chắn lửa xung quanh lò hơi, phải xây dựng tường gạch cao 8m, vừa có tác dụng phòng hỏa vừa ngăn cách lò hơi với các phân xưởng khác khi lò hơi xảy ra sự cố cháy nổ.
- Xung quanh nhà máy phải có ống cứu hỏa, có lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố hỏa hoạn.
- Cán bộ công nhân viên nhà máy phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy về an toàn lao động, không được hút thuốc lá nơi dễ cháy nổ.
- Đặc biệt phải có biện pháp xử lý nghiêm đối với những người không thực hiện đúng nội quy quy định.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian tìm tòi học hỏi và vận dụng các kiến thức mà em đã được học kết hợp với sự tìm hiểu thực tế, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô Nguyễn Thanh Hằng, em đã hoàn thành bản đồ án “Thiết kế nhà máy sản xuất cồn năng suất 20,000 lít cồn 1000/ngày” với đầy đủ nội dung yêu cầu của một bản đồ án tốt nghiệp mang tính khả thi.
Bản đồ án là bước đầu cho chúng em tiếp cận với thực tế, vì để hoàn thành bản đồ án này thì ngoài những kiến thức lý thuyết đã được học ở trường, em còn vận dụng những thực tế của ngành rượu cồn mà trong lần thực tập tốt nghiệp vừa qua tại công ty sản xuất rượu cồn Hà Nội và những nhà máy sản xuất rượu khác. Bản đồ án này được xây dựng một cách khoa học và phù hợp với điều kiện công nghệ và kinh tế của nước ta.
Trong thời gian làm đồ án em đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức rất bổ ích và những bài học kinh nghiệm, đây cũng là tiền đề để cho em vận dụng vào trong công việc sau này của một kỹ sư công nghệ thực phẩm trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Bin, PGS.TS Nguyễn Xuân Toản. Tính toán quá trìnhthiết bị trong công nghệ hóa học và thực phẩm tập I. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
2. PGS Ngô Bình, PTS Phùng Ngọc Thạch, Nguyễn Mạnh Hậu, Phan Đình Tính.
Cơ sở xây dựng nhà công nghiệp.
3. Bộ tài chính. Quyết định 206/2003/QĐ-BTC
4. Công ty cổ phần rượu cồn Hà Nội. Báo cáo tài chính thường niên năm 2008.
5. Khoa máy lạnh và thiết bị trường ĐHBK Hà Nội. Kỹ thuật nhiệt.
6. KS Nguyễn Văn Phước, 1979. Kỹ thuật sản xuất rượu etylic. Bộ lương thực và thực phẩm .
7. PGS.TS Nguyễn Đình Thưởng, PGS.TS Nguyễn Thanh Hằng, 2005. Công
nghệ sản xuất và kiểm tra cồn etylic. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 8. Bùi thị Thanh, sinh viên lớp Lên men k47 ĐHBK Hà Nội,2007. Đồ án tốt
nghiệp.
9. Đỗ như Trưởng biên soạn.Giáo trình cung cấp điện. Http//www.ebook.edu.vn. 10. Một số trang web khác như:
Vietime.
Bac ninh portal.
FIA Việt nam – Bộ kế hoạch và đầu tư phát triển. Thanhhoa portal.
Công ty thiết bị thực phẩm Việt Hoàng. Ebook.