Thuyết minh về giải pháp kiến trúc và kết cấu xây dựng phân xưởng sản xuất

Một phần của tài liệu Đồ án Thiết kế nhà máy sản xuất rượu cồn năng suất 20000 lít/ngày. (Trang 122)

III. 5.3.1.3 Nước dùng trong lên men

6.3.Thuyết minh về giải pháp kiến trúc và kết cấu xây dựng phân xưởng sản xuất

sản xuất và các công trình. 6.3.1. Khu sản xuất.

6.3.1.1. Phân xưởng nấu – đường hoá

- Phân xưởng được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép toàn khối 4 tầng. + Bước cột xây dựng: 6m

+ Kích thước tiết diện cột: 600x400mm + Tường gạch xây dày: 250mm

+ Nền gồm có các lớp:

• Vữa xi măng cát mác 75 dày 30mm

• Bê tông đá dăm mác 75 dày 150mm.

• Lớp đất đầm kỹ dày 200mm.

+ Móng đơn dưới cột:

• Chiều sâu chôn móng là 1400mm

+ Kích thước xây dựng:

• Dài 12m.

• Rộng 12m.

• Chiều cao 9,6m.

• Diện tích xây dựng: 144m2

6.3.1.2. Phân xưởng lên men.

- Giải pháp xây dựng: Phân xưởng được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép • Cửa mái: mái dốc 2 bên.

• Bước cột xây dựng: 6m, hai bên đầu nhà có bước cột 7.5m.

• Kích thước cột: 600x400mm

• Tường xây dày 250mm.

• Nền phân xưởng: như phân xưởng nấu - đường hoá.

Yêu cầu: kết cấu vững chắc, thông thoáng, tường phải có tác dụng cách nhiệt ít chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài.

- Kích thước xây dựng:

• Dài 39m.

• Rộng 18m.

• Cao 12m.

• Diện tích xây dựng là 702m2. - Khu vực thu hồi CO2 và phòng phân tích. Kích thước xây dựng:

• Dài: 9m.

• Rộng: 7.5 m.

6.3.1.3. Phân xưởng chưng cất.

- Giải pháp xây dựng: Phân xưởng được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Bước cột xây dựng: 6m.

• Kích thước tiết diện cột: 600x400mm.

• Tường gạch xây dày: 250mm.

• Nền gồm các lớp: như hai phân xưởng trên. - Kích thước xây dựng:

• Dài: 12m.

• Rộng: 9m.

• Diện tích xây dựng: 108m2/tầng. • Chiều cao: 22.2m.

Yêu cầu: kết cấu vững chắc, thông thường tường bao quanh phải có tác dụng cách nhiệt, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài.

6.3.2. Các công trình khác.6.3.2.1. Khu hành chính. 6.3.2.1. Khu hành chính.

Khu hành chính gồm 3 tầng, tầng 1 cao 5.4m, thông bên dưới để cho các loại phương tiện giao thông chạy qua, có gar a ô tô khách ở dưới, tầng 2, 3 cao 4.2m. Kích thước nhà hành chính dài 30m, rộng 12m, kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Tường bao xây dựng bằng gạch dày 250mm, nền bằng bê tông xi măng có lát đá hoa.

Kích thước xây dựng: 24m x 18m x 6m.

6.3.2.3. Kho chứa nguyên liệu

Kho được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép toàn khối mái tôn, có gia cố chống ẩm theo tiêu chuẩn.

Kích thước xây dựng: 30m x 12m x 12m.

6.3.2.4. Khu xử lý nước sạch

- Bốn bể để ngoài trời được trôn 2/3 chiều cao xuống đất và được xây bằng bê tông, mỗi bể 27m3.

- Các thiết bị được để trong cùng một khu chung với kết cấu xây dựng là bê tông cốt thép. Diện tích toàn khu vực là:175.75 m2.

6.3.2.5 Khu xử lý nước thải

Gồm có 2 tháp xử lý nước và các bể đặt ngoài trời. Các bể được xây bằng bê tông cốt thép. Toàn khu có diện tích là 172m2;.

6.3.2.6. Nhà để xe đạp, xe máy

Xây dựng bằng thép lợp tôn, không cần tường bao. Kích thước xây dựng: 18m x 6m x 3,6m.

6.3.2.7. Gara ô tô

Được làm bằng khung thép, lợp tôn, che mưa, che nắng, không cần tường bao. Diện tích cả hai khu vực là: 169 m2.

6.3.2.8. Nhà bảo vệ.

Gồm hai nhà, được xây dựng bằng bê tông cốt thép toàn khối. Kích thước xây dựng: 6m x 3m x 3,6m.

6.3.3. Cách bố trí thiết bị trong phân xưởng sản xuất chính.6.3.3.1. Phân xưởng nghiền-nấu - đường hoá 6.3.3.1. Phân xưởng nghiền-nấu - đường hoá

- Khu vực kho nguyên liệu tạm chứa và nghiền: bố trí một cân, hai máy nghiền và hệ thống gầu tải.

- Nồi đường hoá được bố trí treo trên sàn của tầng 2. - Nồi nấu được treo trên sàn của tầng 3.

- Trên tầng 3 có làm một sàn đỡ thùng chứa bột.

6.3.3.2. Phân xưởng lên men (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thiết bị lên men, các thiết bị trao đổi nhiệt được bố trí ở tầng 1 và một ít nhô lên tầng 2. Tầng 2 bố trí các thùng hoạt hoá men.

6.3.3.3. Phân xưởng chưng cất

- Tầng 1: Bố trí tháp thô, tháp tinh.

- Tầng 2: Có tháp thô, tháp aldehyt, tháp tinh, thùng chứa cồn đầu và cồn sản phẩm. - Tầng 3: Có 3 tháp, thiết bị làm lạnh cồn đầu, cồn sản phẩm, bình hâm giấm.

- Tầng 4: Có tháp tinh, tháp aldehyt 2 bình ngưng tụ tháp thô, 2 bình ngưng tụ tháp aldehyt, 2 bình ngưng tụ tháp tinh.

- Tầng 5: Có bể nước, thùng cao vị chứa giấm, thiết bị ngưng tụ khí khó ngưng.

6.4. Kết luận.

Dựa vào tất cả các điều kiện của khu đất đồng thời dựa vào phương án bố trí công nghệ, hình dáng, kích thước của thiết bị nhà máy sản xuất cồn em đã xác định được hình dáng, kích thước mặt bằng, bố trí đường đi…

Việc bố trí như trên theo em là đã thoả mãn được yêu cầu công nghệ, đường sản xuất hợp lý, bố trí thiết bị đủ diện tích cho công nhân vận hành, thao tác. Các bộ phận liên hệ trực tiếp với nhau, bảo đảm vận chuyển trong và ngoài nhà thuận tiện. Yêu cầu thông gió và chiếu sáng tự nhiên của nhà máy được đảm bảo bởi hệ thống cửa sổ và cửa mái.

Kết cấu xây dựng của nhà máy nói chung và của hệ thống các phân xưởng chính nói riêng được xây dựng chủ yếu theo khung bê tông cốt thép toàn khối và bê tông cốt thép toàn khối mái tôn.

Em chọn kết cấu xây dựng trên vì có những ưu điểm sau:

• Khung ổn định, chịu lực tốt vì các kết cấu cột dầm, sàn liên kết cứng với nhau.

• Dễ tạo khoảng trống xuyên sàn để bố trí thiết bị.

• Ít bị môi trường ăn mòn tại các mối nối kết vì chúng được liên kết chìm bên trong.

• Phần nào đỡ tốn vật liệu liên kết.

Tuy nhiên kết cấu xây dựng trên cũng có những nhược điểm: Thi công chậm; tốn gỗ làm ván khuôn, giàn giáo thi công; tiêu chuẩn hoá, cơ giới hoá thi công thấp.

Bảng 6: Tổng hợp các công trình xây dựng trong nhà máy.

STT Tên công trình Kích thước cơ bản

D R H S (m2)

Kết cấu xây dựng

Khu vực sản xuất

1 Kho nguyên liệu 30 12 7.2 360 Nhà BTCT toàn khối,

mái tôn, có cửa mái.

2 Nhà nấu, đường hóa 12 12 12.6 108 Nhà BTCT toàn khối,

mái tôn

3 PX lên men 39 18 9.6 540 Nhà BTCT lắp ghép,

có cửa mái

4 PX chưng cất 12 9 22.2 108 Nhà BTCT toàn khối,

mái tôn

5 Kho thành phẩm 9 6 7.2 54 Nhà BTCT toàn khối, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mái tôn.

6 PX sản xuất rượu mùi 18 9 7.2 162 Nhà BTCT toàn khối,

mái tôn 7 Kho thành phẩm rượu mùi 9 6 7.2 54 Nhà BTCT toàn khối, mái tôn 8 Kho chứa vỏ và xử lý chai 15 9 7.2 135 Nhà BTCT toàn khối, mái tôn

Khu vực cung cấp và đảm bảo kỹ thuật

9 Nhà lò hơi 6 6 5.4 36 Nhà BTCT toàn khối

10 Kho chứa dầu 12 9 7.2 108 Nhà BTCT toàn khối,

mái tôn

11 Khu xử lý nước cấp 175.75

12 Khu xử lý nước thải 172

Khu vực hành chính phục vụ sinh hoạt

15 Phòng bảo vệ 6 3 3.6 18 Nhà BTCT toàn khối

16 Nhà để xe đạp, máy 18 6 4.2 54 Khung thép, mái tôn

17 Nhà hành chính 30 12 9.6 360 Nhà BTCT toàn khối

18 Khu hội trường, nhà ăn

24 18 9.6 216 Nhà BTCT toàn khối

20 Trạm biến áp 6 6 4.8 36 Nhà BTCT toàn khối

21 Xưởng cơ điện 24 12 5.4 108 Nhà BTCT toàn khối

22 Nhà tắm và vệ sinh 6 6 3.6 36 Nhà BTCT toàn khối

23 Phòng thu hồi CO2 và phòng phân tích

9 7.5 6 67.5 Bên trong PX lên men

24 Gara ô tô khách 15 12 5.4 180 Nhà BTCT toàn khối

25 Bãi đỗ xe tải và xe con 691 Nhà khung thép, mái

tôn

26 Bãi bốc dỡ hàng hóa 512 Lộ thiên

29 Nhà giới thiệu sản phẩm 24 12 4.8 288 Nhà BTCT toàn khối 30 Nhà thí nghiệm trung tâm 12 6 5.4 72

Tổng diện tích xây dựng các công trình và bãi lộ thiên

5416.55

6.5. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản.

Để đánh giá sự lựa chọn phương án thiết kế tổng mặt bằng nhà máy người ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, trong đó có hai chỉ tiêu quan trọng nhất cần được đảm bảo: Hệ số xây dựng và hệ số sử dụng.

6.4.1. Hệ số xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số xây dựng được xác định theo công thức: 100 xd A B k F + = (%). Trong đó:

- A: diện tích chiếm đất của các công trình (m2). - B: diện tích kho và bãi lộ thiên (m2).

- F: diện tích của toàn nhà máy (m2).

Theo bảng thống kê ở trên ta có tổng diện tích xây dựng của các công trình, nhà kho và bãi lộ thiên là: A + B = 5416.55 m2.

Tổng diện tích của toàn nhà máy: 15222 m2 (được bố trí cụ thể như trong tổng mặt bằng nhà máy bản vẽ 02). Thay số: 5416 100 35.6 15222 xd k = = %. 6.4.2. Hệ số sử dụng.

Hệ số sử dụng được xác định theo công thức sau: 100 sd A B C k F + + =

Trong đó: C là diện tích chiếm đất của đường sắt, đường bộ, mặt bằng hệ thống ống kỹ thuật, hè rãnh thoát nước.

Cách tính khác là A + B + C = F – D.

Trong đó: D là diện tích đất dự trữ phát triển và trồng cây xanh: 3930. Do vậy: A + B + C = 15222- 3930 = 11292. Thay số: 11292 100 74 15222 sd k = × = %.

KẾT LUẬN: Nhà máy theo như thiết kế trên có hệ số xây dựng và hệ số sử dụng nằm trong phạm vi cho phép của các công trình thực phẩm.

CHƯƠNG VII - TÍNH KINH TẾ 7.1. Mục đích và ý nghĩa của việc tính kinh tế.

Tính kinh tế là một phần không thể thiếu khi tiến hành thiết kế một công trình hay một nhà máy vì thông qua nó có thế đánh giá được giá trị thực của bản thiết kế, cũng như đánh giá tính khả thi của dự án. Nhờ đó người chủ dự án có thể đưa ra quyết định có tiến hành xây dựng công trình hay nhà máy đó không.

Việc tính toán kinh tế còn tạo thuận tiện cho việc theo dõi hoạt động kinh doanh sản xuất sau này và hiệu quả kinh tế đạt được trong quá trình sản xuất, đồng thời qua đó cho thấy những thuận lợi, khó khăn và hướng khắc phục.

Trong quá trình tính toán kinh tế người kỹ sư thiết kế còn có thể lựa chọn và quyết định phương án tối ưu sao cho đảm bảo sản xuất nhưng phù hợp với điều kiện kinh tế của dự án cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

7.2. Nội dung tính toán kinh tế. 7.2.1. Chi phí nhân công. 7.2.1. Chi phí nhân công.

Chi phí nhân công chính là số tiền lương phải chi trả cho cán bộ công nhân viên của nhà máy, ngoài ra còn chi trả cho các khoản thuê nhân công tạm thời, các khoản phụ cấp làm thêm, phụ cấp làm đêm, các khoản trích theo lương… nhưng trong phạm vi đồ án thiết kế chỉ tính phần lương chi trả cho công nhân, còn các khoản còn lại được tính vào khoản chi phí phát sinh.

Lao động bao gồm lao động trực tiếp (công nhân) và lao động gián tiếp (cán bộ quản lý), mỗi loại nhân công có cách xác định chi phí nhân công khác nhau.

7.2.1.1. Chi phí lao động trực tiếp.

Bảng 7.1: Thống kê công nhân trực tiếp sản xuất.

STT Nguyên công Định mức

LĐ/ca

Số ca/ngày Số LĐ/ngày

1 Nghiền 3 2 6

2 Nấu và đường hóa 2 3 6

4 Chưng cất 3 2 6

5 Sản xuất rượu mùi 5 3 15

6 Kỹ thuật 4 3 12 7 Lò hơi 1 3 3 8 Cơ điện 2 3 6 9 Xử lý nước 2 3 6 10 Vệ sinh 2 2 4 11 Lái xe và vận chuyển theo xe 6 2 12 12 Bảo vệ 2 3 6 13 Trông giữ xe 2 3 6 14 Cấp dưỡng 4 3 12 Tổng 109 Hệ số điểm khuyết 1.05 Tổng số công nhân trực tiếp sản xuất. 114

Lương bình quân là: 1.5 triệu VNĐ/ người/tháng, do vậy số tiền phải chi trả cho số lao động trực tiếp là: 1.5 ×114×12 = 2,052 triệu VNĐ.

Mặt khác, ngoài tiền lương phải chi trả trực tiếp cho công nhân ở trên, nhà máy còn phải trả các khoản trích theo lương (19% quỹ lương) để đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn…

Vậy chi phí cho lao động trực tiếp trong một năm của nhà máy là: Tlđtt = 2,052+ 2,052×0.19 = 2,441.88 triệu VNĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7.2.1.2. Chi phí lao động gián tiếp.

Bảng7.2: Thống kê cán bộ quản lý.

danh 1 Ban giám đốc 5,000,000 3 15,000,000 2 Đảng ủy, công đoàn 3,500,000 1 3,500,000 3 Thư ký, trợ lý giám đốc 2,800,000 1 2,800,000 4 Quản đốc 3,800,000 4 15,200,000 5 Phòng y tế 2,500,000 2 5,000,000 6 Thủ kho 3,000,000 1 3,000,000 7 Kế toán 3,000,000 1 3,000,000 8 Phòng kinh doanh 3,000,000 2 6,000,000

Tổng số cán bộ quản lý: 15 người Tổng lương : 53,500,000

Ngoài lương nhà máy còn phải chi thêm 19% quỹ lương để chi trả cho các khoản trích theo lương, do vậy tổng chi phí cho lao động gián tiếp trong 1 năm là:

Tlđgt = 53.5×12 (1 + 0.19) = 763.98 triệu VNĐ.

7.2.2. Chi phí sản xuất trong 1 năm của nhà máy.

Chi phí này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

7.2.2.1. Chi phí nguyên liệu sản xuất trực tiếp.

a. Chi phí nguyên vật liệu chính.

 Sắn lát khô.

Nguyên liệu chính đầu tiên cần phải kể đến đó là sắn thái lát, được nhập từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu từ trong tỉnh và một số tỉnh lân cận có sản lượng cao.

Theo phần tính toán nguyên liệu chương 3 ở trên, một ngày nhà máy sử dụng lượng sắn là: 51940.49 kg bột sắn đã nghiền, mà tổn thất do khâu nghiền và vận chuyển nội bộ là 0.2% do vậy lượng sắn thực tế trong một ngày phải cung cấp cho sản xuất là:

msắn = (1+0.02)51940.49 = 52979.3 kg.

Theo báo điện tử Bac Ninh portal, tin cập nhật ngày 10/3/2009, giá bán của sắn thái lát khô là khoảng 1,500 VNĐ/kg.

Vậy Tổng chi phí phải trả để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong một năm là: Tnl chính = 52979.3×1,500 ×300 = 23,840.685 triệu VNĐ.

Ngoài sắn thì nước và nấm men là 2 nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất rượu, vì thế chúng cũng được xếp vào nguyên liệu chính.

 Nước.

Lượng nước được sử dụng trong nhà máy sản xuất rượu là tương đối lớn, theo tính toàn phần điện nước chương 6 ở trên ta có lượng nước cần cung cấp cho một giờ hoạt động của nhà máy là: 178.82 m3/h. Trong đó có 40% lượng nước do nhà máy đi mua, còn lại 60% là nước do nhà máy tự xử lý từ nguồn nước ngầm của khu công nghiệp. Do vậy mỗi ngày nhà máy cần mua:

Vnước = 178.82×0.4×24 =1716.67 m3.

Theo báo giá của báo điện tử FIA Việt Nam, Bộ kế hoạch và đầu tư, cập nhật ngày 26/5/2009 thì giá nước dùng trong sản xuất công nghiệp là 0.28 USD quy đổi sang tiền VNĐ là 5,000 VNĐ/m3.

Vậy chi phí phải trả cho để sản xuất trong 1 năm của nhà máy là: Tnước = 1716.67×300×5000 = 2575 triệu VNĐ.

 Nấm men.

Lượng men mà nhà máy sử dụng là men khô, với số lượng là 0.1% so với khối lượng tinh bột. Theo bảng tính toán ở chương 3 lượng men khô sử dụng trong một ngày là: 32.72 kg/ngày. Men khô được lựa chọn nhập của công ty thương mại Hải Anh Quang với giá 37,000÷42,000 VNĐ/kg, để tính toán kinh tế em chọn mức giá cao nhất là 42,000 VNĐ/kg.

Một phần của tài liệu Đồ án Thiết kế nhà máy sản xuất rượu cồn năng suất 20000 lít/ngày. (Trang 122)