Phát triển nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho thuê tài chính trên địa bàn TP.HCM.pdf (Trang 64 - 66)

Nguồn vốn kinh doanh của các cơng ty cho thuê tài chính bao gồm vốn tự cĩ và vốn huy động. Trước hết, xét về vốn tự cĩ, tính cả vốn điều lệ và vốn tự bổ sung qua các năm thì hiện tại quy mơ của các cơng ty cho thuê tài chính chỉ tương đương một ngân hàng thương mại cổ phần loại nhỏ, do đĩ khả năng tài trợ cho một khách hàng bị hạn chế rất nhiều (khả năng tối đa là cơng ty cho thuê tài chính Kexim với giá trị 3,9triệu USD). Thực tế trong gần 5 năm qua (từ 2000 đến nay), tất cả các

cơng ty cho thuê tài chính đều đang hoạt động rất tốt và phần lớn đều cĩ lợi nhuận (trừ cơng ty Kexim vì đanh gánh chịu lỗ từ một số khoản cho thuê khơng hiệu quả của các năm trước) nhưng các cơng ty rất ít chú trọng tăng vốn điều lệ trong khi cũng cùng điều kiện như vậy, hệ thống các ngân hàng thương mại lại liên tục bổ sung vốn điều lệ. Cụ thể các ngân hàng thương mại quốc doanh với mức tăng 15- 18%/năm tuỳ ngân hàng, cịn các ngân hàng thương mại cổ phần cĩ một số trường hợp nổi bật như ACB tăng vốn từ 70tỷ (1994) lên 948 tỷ đồng (2005), Sacombank tăng từ 30tỷ (1991) lên 1.125 tỷ đồng (2005), Techcombank tăng từ 50tỷ (1995) lên 453tỷ đồng (2005). Do đĩ, các cơng ty cũng nên mạnh dạn tăng thêm vốn tự cĩ bằng nguồn tái đầu tư và nguồn đầu tư thêm của các cổ đơng, dù chưa cĩ được bước nhảy vọt như các ngân hàng thương mại cổ phần thì cũng phải tương đương với mức tăng trưởng quy mơ hoạt động hàng năm của mỗi cơng ty.

Riêng về vốn huy động, các cơng ty cĩ thể tăng cường huy động từ nhiều nguồn khác nhau:

- Huy động tiền gửi dài hạn: bên cạnh nguồn vốn tự cĩ và vốn đi vay thì đây là một nguồn vốn vơ cùng quan trọng với chi phí thấp hơn đi vay, thời gian lại linh hoạt hơn và đây cũng là đầu vào ổn định giúp cho thuê tài chính đẩy mạnh đầu ra. Tuy nhiên, hầu như nghiệp vụ này chưa được triển khai vì cơng chúng chỉ mới quen giao dịch tiền gửi với các ngân hàng và hợp tác xã tín dụng. Các cơng ty cho thuê tài chính cần làm tốt cơng tác quảng cáo, tiếp thị, quảng bá hình ảnh của mình như ở trên thì mới tạo được niềm tin nơi dân chúng và thu hút được nguồn vốn này.

- Phát hành trái phiếu và vay nợ từ các định chế tài chính: Nghiệp vụ này được Nhà nước cho phép từ năm 2001 nhưng cũng mới chỉ cĩ cơng ty VILC huy động được 30 tỷ. Nếu kết hợp với thị trường chứng khốn, các cơng ty sẽ cĩ khả

năng huy động được vốn nhàn rỗi trong dân chúng cũng như các nguồn đầu tư gián tiếp bên ngồi. Bên cạnh đĩ, các cơng ty cũng nên tiếp cận các nguồn vốn trung dài hạn của các định chế tài chính trong và ngồi nước, ví dụ như cơng ty VILC được Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ FMO của Hà Lan cho vay 2 triệu USD/năm với điều kiện cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ cĩ hoạt động gĩp phần cải thiện mơi trường sản xuất.

- Tăng cường mua trả chậm của nhà cung cấp: Trong quá trình hội nhập chúng ta đã cĩ thêm những nhà cung cấp thiết bị cĩ năng lực từ bên ngồi, họ sẵn sàng cung cấp thiết bị máy mĩc theo hình thức trả chậm, nhất là cho các cơng ty cho thuê tài chính vốn cĩ sự đảm bảo hơn về tài chính so với mua bán trực tiếp với khách hàng sử dụng. Việc cịn lại là các cơng ty cho thuê tài chính phải cĩ chiến lược kinh doanh hợp lý, sổ sách tài chính rõ ràng, đối tượng khách hàng phù hợp để thuyết phục được các nhà cung cấp. Đây khơng những là cơ hội tăng nguồn vốn kinh doanh cho các cơng ty cho thuê tài chính mà cịn là cơ hội hạ thấp chi phí thuê cho bên đi thuê do chi phí sử dụng vốn của bên cho thuê giảm.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho thuê tài chính trên địa bàn TP.HCM.pdf (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)