2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan:
Do điều kiện xuất phát điểm của nền kinh tế địa phương cịn thấp, tiềm năng và lợi thế chưa được phát huy tốt, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cịn yếu kém, cơ sở vật chất và cơng nghệ cịn lạc hậu. Nguồn thu ngân sách thiếu ổn định vững chắc, chưa chủ động đáp ứng được nhu cầu chi, do vậy cơng tác điều hành chi ngân sách vẫn cịn luơn căng thẳng, sức ép tăng chi cả về đầu tư phát triển và chi thường xuyên thường xuyên lớn trong khi nguồn thu cĩ hạn.
Chế độ, định mức tiêu chuẩn trong chi tiêu ngân sách của trung ương chưa được quy định đầy đủ, chậm thay đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:
Chính sách đầu tư chủ yếu bố trí theo hướng đầu tư tăng trưởng, chưa chú ý đến đầu tư phát triển để tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH – HĐH nhằm đưa nền kinh tếđịa phương phát triển bền vững.
Chưa cĩ chiến lược sử dụng vốn đầu tư hợp lý, bố trí vốn đầu tư chưa phù hợp với định hướng cơ cấu của địa phương.
Định mức chi tiêu do Trung ương ban hành cịn thấp, chưa phù hợp với thực tế, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hĩa, xã hội, quản lý hành chính. Tình hình trên làm hàng năm tỉnh luơn phải xem xét bổ sung thêm các khoản kinh phí để bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của các ngành, các cấp.
Sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa sâu sát với yêu cầu, nhiệm vụ của ngân sách Nhà nước và cơng tác quản lý ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Hiệu lực quản lý điều hành cơng tác quản lý ngân sách chưa cao, tình trạng phân tán, cục bộ, chấp hành khơng nghiêm nguyên tắc quản lý tài chính vẫn cịn xảy ra ở một số nơi.
Đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách, nhất là cán bộ quản lý ngân sách tại các Phịng Tài chính – Kế hoạch, kế tốn ngân sách xã cịn thiếu, một số yếu về trình độ nghiệp vụ chuyên mơn nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Kết luận chương II:
Chương II đã tập trung trình bày về thực trạng cơ cấu chi NSNN tại tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay. Trong đĩ, đã đi vào các nội dung chủ yếu:
Thứ nhất, khái quát vềđiều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận nhằm đưa ra những nét chung nhất về những đặc điểm khĩ khăn, thuận lợi để phát triển. Trong đĩ, đi sâu vào giới thiệu tình hình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận trong những năm qua.
Thứ hai, phân tích thực trạng cơ cấu chi NSNN tại tỉnh Bình Thuận. Phần này bao gồm các nội dung cơ bản như:
- Phân tích tình hình chung về NSNN của tỉnh Bình Thuận từ năm 1996 đến nay, bao gồm quy mơ ngân sách, quản lý ngân sách .
- Phân tích cơ cấu chi NSNN của tỉnh Bình Thuận từ năm 1996 đến nay. Trong đĩ, đi sâu phân tích tỷ trọng từng nội dung chi trong cơ cấu chi NSNN.
Thứ ba, đánh giá những ưu, khuyết điểm về cơ cấu chi NSNN của tỉnh Bình Thuận thời gian qua; phân tích nguyên nhân những mặt cịn tồn tại, hạn chế.
Việc đánh giá những ưu, khuyết điểm của cơ cấu chi NSNN, phân tích nguyên nhân những hạn chế. Đây là cơ sở để đề ra những giải pháp khắc phục, những kiến nghị cụ thể về hồn thiện cơ cấu chi NSNN trong Chương III..
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH ĐỂCHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH THEO HƯỚNG CƠNG