Xác định dòng tiền của dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Tài chính và quản lý tài chính nâng cao (Trang 38 - 39)

VI. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1. Xác định dòng tiền của dự án đầu tư

1.1. Nguyên tắc xác định dòng tiền: Khi xác định dòng tiền của dự án cần áp dụng 5 nguyên tắc cơ bản sau đây: dụng 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:

(1) Dòng tiền nên được đo lường trên cơ sở tăng thêm: Nói cách khác, nên đánh giá dòng tiền cho một dự án cụ thể trên góc độ toàn bộ dòng tiền của doanh nghiệp sẽ bị

tác động như thế nào nếu dự án được chấp nhận so với tác động khi dự án không được chấp nhận. Vì vậy, nên đưa vào phân tích tất cả các thay đổi trong dòng doanh thu, dòng chi phí và dòng thuế phát sinh do việc chấp nhận dự án. Ngược lại, không tính đến dòng tiền không bị dự án làm thay đổi.

(2) Dòng tiền nên được tính toán trên cơ sở sau thuế: Vì đầu tư ban đầu cho một dự án đòi hỏi chi phí bằng tiền mặt sau thuế, nên thu nhập từ dự án cũng được tính bằng cùng đơn vị, tức là dòng tiền sau thuế.

(3) Tất cả tác động gián tiếp của một dự án phải được xem xét khi đánh giá dòng tiền: Thí dụ, nếu một đề xuất mở rộng nhà máy đòi hỏi phải tăng vốn lưu động cho toàn doanh nghiệp, có thể dưới hình thức tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, hay khoản phải thu lớn hơn. Việc gia tăng vốn lưu động này nên được tính vào đầu tư thuần cần thiết cho dự

án. Hoặc một phân xưởng của doanh nghiệp giới thiệu một sản phẩm mới cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm do một phân xưởng khác sản xuất. Phân xưởng đầu có thể thấy sản phẩm này đáng được đầu tư, nhưng khi tính đến tác động trên doanh số của phân xưởng thứ hai, dự án có thể trở nên kém hấp dẫn hơn.

(4) Các chi phí thiệt hại không được tính vào dòng tiền của dự án: Chi phí thiệt hại là một chi phí đã được đưa ra, do đó dù chấp thuận hay từ chối dự án thì nó vẫn tồn tại. Vì các chi thiệt hại không thể thu hồi lại, nên chúng không được tính vào dòng tiền của dự án. Chi phí này còn gọi là chi phí chìm - chi phí chìm là loại chi phí không thích

đáng.

(5) Giá trị các tài sản sử dụng trong một dự án nên được tính theo các chi phí cơ hội của chúng: Các chi phí cơ hội của tài sản là dòng tiền mà các tài sản đó có thể tạo ra nếu chúng không được sử dụng trong dự án đang xem xét.

39

Có thể áp dụng năm nguyên tắc đánh giá dòng tiền trên vào tính toán đầu tư thuần và dòng tiền thuần của một dự án.

1.2. Nội dung xác định dòng tiền thuần (điển hình) của dự án

a) Xác định dòng tiền thuần đầu tư (dòng tiền ra)

Đầu tư thuần vào một dự án là việc sử dụng vốn để hình thành lượng tài sản cần thiết cho dự án. Nội dung gồm:

- Đầu tư vốn để hình thành tài sản cốđịnh.

- Đầu tư vốn để hình thành TSLĐ thường xuyên cho dự án.

Ngoài ra, trong quá trình vận hành dự án, có thể sẽ có đầu tư bổ sung, thì số vốn

đầu tư bổ sung đó cũng là dòng tiền ra của dự án.

Khi xác định dòng tiền ra của dự án cần chú ý tới thu nhập thuần từ việc bán các tài sản hiện có trong trưòng hợp đầu tư là một quyết định thay thế, và thuế phát sinh do việc bán các tài sản hiện có hoặc mua tài sản mới.

b) Xác định dòng tiền thuần hoạt động (dòng tiền vào)

Dòng tiền vào của dự án đầu tư thể hiện dòng tiền thu nhập do dự án đầu tưđưa lại. Đối với dự án sản xuất kinh doanh, dòng tiền vào bao gồm:

- Dòng tiền thuần hoạt động hàng năm: Là khoản chênh lệch giữa số tiền thu được (dòng tiền vào) và số tiền chi ra (dòng tiền ra) phát sinh từ hoạt động thường

xuyên háng năm khi dự án đi vào hoạt động. Đối với một dự án đầu tư trong kinh doanh

tạo ra doanh thu bán hàng hoá hoặc dịch vụ thì dòng tiền thuần từ hoạt động hàng năm

của dự án được xác định trực tiếp bằng chênh lệch giữa dòng tiền vào do bán sản phẩm,

hàng hoá với dòng tiền ra do mua vật tư và chi phí khác bằng tiền liên quan đến viêc sản

xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và tiền thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp.

Hoặc có thể tính gián tiếp: Dòng tiền thuần

hoạtđộng hàng năm =

Lợi nhuận sau

thuế hàng năm +

Khấu hao TSCĐ

hàng năm

- Thu hồi số vốn lưu động đã ứng ra do thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh

hoặc khi kết thúc dự án.

- Thu hồi tài sản cốđịnh còn lại (sau thuế) do nhượng bán hay thanh lý .

c) Xác định dòng tiền thuần của dự án: Là tổng đại số dòng tiền ra và dòng tiền vào của dự án, hay các dòng tiền mặt thu vào sau đó trừđi các dòng tiền mặt chi ra (tại từng thời điểm). Đối với bất kỳ năm nào trong đời sống của một dự án, các dòng tiền này có thể được định nghĩa như sự thay đổi trong thu nhập hoạt động (sau thuế), cộng với thay đổi trong khấu hao trừđi thay đổi trong đầu tư vốn lưu động cần thiết để hỗ trợ cho dự án

Một phần của tài liệu Tài chính và quản lý tài chính nâng cao (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)