Đầu tư vốn điều kiện không có rủi ro

Một phần của tài liệu Tài chính và quản lý tài chính nâng cao (Trang 39 - 44)

VI. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

2.Đầu tư vốn điều kiện không có rủi ro

2.1. Phương pháp thời gian thu hồi vốn (PP)

a) Khái niệm: Phương pháp hoàn vốn nhằm xác định một khoảng thời gian gọi là kỳ hoàn vốn. Kỳ hoàn vốn là độ dài thời gian cần thiết (thường đơnvị tính là năm) mà dự

gọi kỳ hoàn vốn là "thời gian cần thiết để một dự án đầu tư tự chi trả cho bản thân nó". Như vậy thời gian tự chi trả càng ngắn, dự án đầu tư càng hấp dẫn.

b) Phương pháp xác định: Tính toán thời kỳ hoàn vốn có thể chia ra 2 trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Các khoản thu nhập hàng năm bằng nhau, tạo nên một chuỗi thu nhập tiền tệđồng nhất. Khi đó ta có:

Kỳ hoàn vốn =

Chi phí đầu tư

Thu nhập hàng năm

Trường hợp thứ hai: Các khoản thu của dự án tạo thành các dòng tiền mặt hàng

năm không bằng nhau. Trong trường hợp này, thời gian thu hồi vốn hay hoàn vốn được

thực hiện chủ yếu như sau:

- Xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm bằng cách tìm số chênh lệnh giữa số vốn đầu tư và thu nhập tích luỹ.

- Khi số tiền còn phải thu hồi nhỏ hơn thu nhập của năm sau, ta làm các phép chia của số tiền còn phải thu hồi với thu nhập của năm đó, và nhân với 12 tháng để tìm số

tháng còn phải thu hồi.

c) Tiêu chuẩn lựa chọn: Nếu gọi T là thời gian cần thiết phải thu hồi đủ vốn đầu tư: - Nếu kỳ hoàn vốn > T: dự án bị loại

- Nếu kỳ hoàn vốn < T: ta lại chia ra :

+ Nếu đấy là những dự án thuộc loại độc lập :tất cảđược lựa chọn.

+ Nếu đấy là những dự án thuộc loại xung khắc: dự án nào có kỳ hoàn vốn nhỏ nhất là dự án được lựa chọn.

d) Đánh giá tiêu chuẩn hoàn vốn: Tiêu chuẩn hoàn vốn có những ưu điểm;

- Đơn giản, dễ áp dụng, và được sử dụng như một công cụ sàng lọc. Nếu một dự

án nào đó không đáp ứng được công kỳ hoàn vốn trong khoảng thời gian nhất định, thì rõ ràng không cần tiếp tục nghiên cứu thêm dự án đó.

Phương pháp này rất được ưa chuộng ở các doanh nghiệp thường có sự thiếu hụt

tiền mặt. Đối với các doanh nghiệp này, tuy đạt doanh lợi thấp nhưng lại có kỳ hoàn vốn ngắn, sẽ có lợi hơn những dự án tuy có doanh lợi hấp dẫn, nhưng kỳ hoàn vốn dài. Tuy nhiên, phương pháp có những hạn chế và có thể dẫn tới quyết định sai lầm.

Nhược điểm thứ nhất của phương pháp hoàn vốn là nó không quan tâm tới giá trị

thời gian của tiền tệ. Một dòng thu tiền mặt hôm nay được đánh giá đánh giá ngang với dòng thu tiền mặt một số năm sau. Nói cách khác, phương pháp hoàn vốn đã bỏ qua yếu tố tiền lãi.

Nhược điểm thứ hai là, phương pháp này không đề cập tới số lợi nhuận thu được ngoài thời gian hoàn vốn. Do đó kỳ hoàn vốn ngắn chưa chắc là một sự hướng dẫn chính xác để lựa chọn dự án này hơn dự án kia, đặc biệt là các dự án có thời gian sinh lợi chậm. Các dự án chậm sinh lợi thường là các dự án nằm trong kế hoạnh dài hạn, nhằm thế đứng của doanh nghiệp trong việc phát triển một sản phẩm mới hay du nhập thị

trường mới. Do đó, nếu áp dụng phương pháp này sẽ có thể gây trở ngại cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.

41

Để hạn chế khiếm khuyết trên, khi sử dụng phương pháp hoàn vốn, người ta có

đề cập tới giá trị thời gian của tiền tệ. Đó là phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu.

2.2. Phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu (DPP) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Khái niệm: Một trong những khiếm khuyết của tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn là nó bỏ qua tính chất giá trị tiền tệ theo thời gian và tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu sẽ khắc phục nhược điểm này. Phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu là khoảng thời gian cần thiết để tổng hiện giá tất cả dòng thu nhập trong tương lai của dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

b) Phương pháp xác định: Chúng ta có thể hiểu về tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu là khoảng thời gian cần thiết mà dự án có thể hoàn lại được vốn đầu tư

bỏ ra ban đầu được cảm nhận dưới góc độ tài chính. Nói rõ hơn, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu cho thấy chúng ta sẽ cần khoảng thời gian thu hồi lại vốn đầu tưđã có tính đến cơ hội phí của việc sử dụng vốn đầu tư, khoảng sinh lợi mà số vốn này có thể

kiếm được từ những dự án khác.

Một cách nhìn vấn đề dưới góc độ khác là đưa vốn đầu tư ban đầu và dòng thu nhập về một giá trị tương đương trong tương lai và tìm mốc thời điểm mà hai giá trị này bằng nhau, thời điểm này chính là thời gian thu hồi vốn có chiết khấu cần thiết của dự

án.

c) Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu

Ưu điểm: Phương pháp này có tính tới thời gian của tiền tệ. Nói cách khác, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu ghi nhận rằng chúng ta đầu tư vốn vào một dự

án bất kỳ nào đó và sẽ kiếm lại được số tiền này bao lâu sau khi đã trừ đi chi phí cơ hội của việc sử dụng đồng vốn. Phương pháp thời gian thu hồi vốn thông thường sẽ không nói lên được điều này.

Nhược điểm: Nó mang đầy đủ nhược điểm của phương pháp thời gian thu hồi vốn, loại trừ nhược điểm không tính tới giá trị thời gian của tiền .Vì vậy người ta đã đưa ra phương pháp mới để lựa chọn dự án đầu tư,. Đó là phương pháp giá trị hiện tại ròng, phương pháp doanh lợi nội bộ và chỉ số sinh lợi điều chỉnh theo thời gian.

2.3. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)

a) Khái niệm: Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư (DAĐT) chủ yếu là giá trị hiện tại ròng của dự án.

Theo phương pháp này, tất cả các khoản thu nhập đạt được trong tương lai và vốn

đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đều phải quy về giá trị hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu

nhất định. Trên cơ sở đó so sánh giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của vốn

đầu tư để xác định giá trị hiện tại ròng của dự án.

b) Phương pháp xác định: o n i t t CF r CF NPV     1 (1 ) Trong đó:

+ CFt : Dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t.

+ CF0 : Vốn đầu tư ban đầu tư ban đầu của dự án.

+ n : Vòng đời của dự án.

+ r : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa.

c) Tiêu chuẩn lựa chọn

- Khi NPV < 0, thì việc đầu tư bị từ chối.

- Khi NPV > 0, thì ta chia ra các trường hợp sau:

+ Nếu đó là các dự án độc lập, việc đầu tư có thểđược chấp thuận.

+ Nếu đó là các dự án thuộc loại loại bỏ lẫn nhau: dự án nào có NPV lớn nhất là dự án được lựa chọn

d) Xác định tỷ lệ tỷ lệ chiết khấu

Khi sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng, cần phải lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu để đưa các khoản tiền trong tương lai về giá trị hiện tại. Tỷ lệ thường được dùng là chi phí sử dụng vốn. Chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư.

i i n i r f R    1 trong đó: R: chi phí sử dụng vốn bình quân

i (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f : tỷ trọng vốn loại i so với tổng vốn đầu tư

ri: chi phí sử dụng vốn loại i n: tổng loại vốn được sử dụng

e) Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn NPV

Chỉ tiêu hiện giá thuần NPV có nhiều ưu điểm hơn các tiêu chuẩn khác bởi vì:

Thứ nhất, tiêu chuẩn NPVghi nhận tiền tệ có giá trị theo thời gian. Bất kỳ một nguyên tắc đầu tư nào không ghi nhận giá trị thời gian của tiền tệ thì sẽ không thểđưa ra quyết định đúng đắn được.

Thứ hai, NPV chỉ dựa trên duy nhất hai dữ liệu, đó là dòng tiền được dựđoán từ

dự án và chi phí cơ hội đồng vốn. Bất kỳ một dự án đầu tư nào mà kết quả thẩm định bị

tác động bởi chủ quan của nhà quản lý, sự lựa chọn phương pháp kế toán hoặc khả năng sinh lợi của những dự án độc lập khác đều sẽ dẫn đến những quyết định không đúng.

Thứ ba, Vì các giá trị hiện tại đều được đo lường bởi một đồng ngày hôm nay nên ta có thể cộng dồn nó lại. Nếu bạn có hai dự án A và B, tiêu chuẩn NPV sẽ giúp bạn biết

được nhanh chóng giá trị hiện tại NPV của dự án đầu tư kết hợp là: NPV (A + B) = NPV (A) + NPV (B)

Tính chất có thể cộng dồn như trên có ý nghĩa quan trọng. Giả định dự án B có NPV âm, nếu bạn kết hợp nó với dự án A, dự án kết hợp (A+B) sẽ có một NPV thấp hơn NPV của bản thân dự án A. Do đó bạn sẽ không bị sai lầm trong việc chấp nhận dự án xấu B chỉ bởi vì nó được gói chung với dự án A. Như chúng ta biết các tiêu chuẩn khác không có tính chất cộng dồn này. Nếu bạn không cẩn thận bạn có thể bị đánh lừa trong quyết định một gói dự án tốt và dự án xấu có thể sẽ tốt hơn là dự án tốt một mình.

43

Tuy nhiên tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng - NPV có nhược điểm là nó không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị

giới hạn.

2.4. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)

a) Khái niệm: Tỷ suất doanh lợi nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền

thuần hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu. Hay

nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó

làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của khoản đầu tư bằng không (= 0). Ta có: o n i t t CF r CF    1 (1 ) Hoặc: o n i t t CF r CF NPV    1 (1 )

Trong đó: NPV, CFt , CFonhư đã nêu ở trên

IRR: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của DAĐT

Tỷ suất doanh lợi nội bộ cũng là một trong những thước đo mức sinh lời của một

khoản đầu tư.

b) Phương pháp xác định: Để xác định được tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án,

người ta thường sử dụng các phương pháp: Phương pháp thử và xử lý sai số và phương

pháp nội suy hoặc có thể sử dụng máy tính tài chính hoặc Excel để giải.

c) Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Khi IRR < r (chi phí sử dụng vốn) sẽ loại bỏ dự án.

- Khi IRR > r , cần phân biêt:

+ Nếu đây là dự án độc lập thì dự án đóđược chọn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nếu đấy là các dự án thuộc loại loại bỏ lẫn nhau, thì dự án được chọn chính là dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ lớn nhất.

d) Ưu nhược điểm tiêu chuẩn IRR: Các doanh nghiệp thích sử dụng tiêu chuẩn IRR vì họ cho rằng điều quan trọng phải biết được khoảng chênh lệch giữa tỷ suất thu nhập nội bộ của một dự án đầu tư và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. đây là một tiêu chuẩn an toàn cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với tính rủi ro của nó. Nếu dự án đàu tư có IRR bằng 25% trong khi mức bù đắp chi phí sử dụngvốn đặt ra là 12% thì đó là một mức chênh lệch lớn, có thể cho phép sửa sai lầm. Phương pháp NPVkhông cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp thông tin như

vậy. Mặc dù vậy, tiêu chuẩn IRR lại chứa đựng một vài cạm bẫy.

Cạm bẫy 1: Vay hay cho vay? Phương pháp tỷ suất thu nhập nội bộ - IRR cho rằng những dự án đầu tư nào có IRR lớn hơn chi phí cơ hội của vốn đầu tư thì đều có thể

chấp nhận được. Nhưng điều này chỉ hoàn toàn đúng khi được áp dụng đối với các trường hợp dự án bình thường tức NPV của dự án giảm dần khi lãi suất chiết khấu tăng. Và nó sẽ không đúng trong trường hợp cá biệt bởi vì không phải tất cả các dòng tiền của các dự án đầu tưđều có NPV giảm dần khi mức lãi suất chiết khấu tăng lên.

Cạm bẫy 2: Hàm số mà IRR là ẩn số là hàm đa trị khi dòng tiền thuần bịđổi dấu.

Chúng ta đã đưa ra một số trường hợp mà IRR có thể dẫn tới kết luận sai lầm. Vậy tiêu chuẩn IRR có đáng tin cậy không? Ngược lại hoàn toàn, tiêu chuẩn IRR có một nguồn gốc rất đáng tôn trọng và tuy nó không dễ dàng sử dụng như tiêu chuẩn NPV, nhưng nếu được sử dụng đúng đắn nó sẽ giúp chúng ta có một quyết định thích hợp.

2.5. Phương pháp tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi (PI)

a) Khái niệm: Chỉ số sinh lợi (PI) được định nghĩa như là giá trị hiện tại của dòng tiền của dự án đầu tư so với vốn đầu tư ban đầu

b) Công thức xác định: I

PVPIPI

Trong đó: PV: giá trị hiện tại của dòng tiền do dự án sinh ra I: vốn đầu tư ban đầu Giả sử chi phí sử dụngvốn là 10% và dòng tiền của dự án như sau: Năm NPV(10%) IRR 0 1 2 3 4 CF -600$ 250$ 250$ 250$ 250$ 192,47$ 24,1% PI = 792,47 = 1,32 600

Chỉ số này được hiểu như là việc đầu tư sẽ thu hồi lại đầu tư ban đầu cộng thêm với NPV tương đương 32% của đầu tư ban đầu.

c) Tiêu chuẩn lựa chọn

Trường hợp các dự án là độc lập lẫn nhau. Dự án nào có: PI >1: Chấp nhận dự án

PI <1: Loại bỏ dự án

Trường hợp các dự án là loại trừ lẫn nhau, dự án nào có PI lớn nhất và lớn hơn 1 sẽđược chọn.

d) Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn PI

Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, chúng ta không thể xếp hạng ưu tiên các dự án theo tiêu chuẩn NPV của nó. Thay vào đó, chúng ta sẽ xếp hạng ưu tiên theo tỷ số

hiện giá các khoản thu nhập trong tương lai so với vốn đầu tư bỏ ra ban đầu tức là theo tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi PI.

Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi (PI) vẫn có nhược điểm so với NPV khi thẩm định dự

án đầu tư. Bởi vì giống như IRR, tiêu chuẩn PI không giải thích được một cách trực tiếp sự khác nhau về quy mô của dự án.

Một phần của tài liệu Tài chính và quản lý tài chính nâng cao (Trang 39 - 44)