Xây dựng mô hình tín dụng mới trong toàn hệ thống

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu trong ngân hàng thương mại thực trạng và giải pháp trong ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam.doc (Trang 60 - 62)

Bám sát định hướng hoạt động tín dụng năm 2008, NHTMCP NTVN đã triển khai thực hiện mô hình tín dụng mới trong toàn hệ thống, nhằm hướng tới chiến lược phát triển thành một NHTMCP hoạt động đa năng, NHTMCP NTVN đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh một cách khoa học, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt nhất, tăng cường khả năng tiếp cận và cung cấp các sản phẩm chuyên biệt cho từng loại đối tượng khách hàng, đưa ra chính sách phù hợp cho mỗi loại khách hàng theo nguyên tắc tách biệt. Mô hình này đã thể hiện sự tách bạch chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro chức năng tác nghiệp. Do đó, mô hình này đã nâng cao hiệu quả và chức năng quản tri của Ngân hàng mà đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng [14].

Nhằm hạn chế rủi ro, tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng, các phòng được xác định nhiệm vụ cụ thể như sau:

Phòng Khách hàng Doanh Nghiệp:

- Xác định chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng và đánh giá thực hiện chính sách khách hàng.

- Trực tiếp triển khai các biện pháp Marketing giới thiệu khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà NHTMCP NTVN có lợi thế và có thể cung ứng. Phòng tín dụng hiện nay

Chức năng quản lý rủi ro

Phòng KHDN Phòng QLRRTD Phòng Quản lý nợ Chức năng tác nghiệp

- Tổ chức việc đánh giá thực hiện chính sách khách hàng định kỳ nhằm kịp thời đề xuất điều chỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn trong trường hợp cần thiết.

- Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng đối với khách hàng.

- Tùy theo đặc điểm riêng đối với từng khách hàng, phối hợp cùng các phòng ban khác thiết kế các loại sản phẩm “may đo” hoặc “trọn gói” phù hợp và có tính hấp dẫn đối với khách hàng.

Phòng quản lý rủi ro tín dụng:

- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng. - Quản lý danh mục đầu tư

- Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng. - Tham gia quy trình phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề.

- Ngoài các nhiệm vụ trên, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng Hội Sở Chính cũng thực hiện phân tích, thẩm định rủi ro đối với khách hàng là Định chế tài chính trên cơ sở đề xuất của Phòng Quan hệ Ngân hàng Đại lý.

Phòng Quản lý nợ vay:

- Kiểm soát tính tuân thủ - Nhập dữ liệu vào hệ thống - Nhận và lưu hồ sơ tín dụng

- Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn - Lập báo cáo dữ liệu các khoản vay

- Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi

- Tham gia góp ý sửa đổi chương trình quản lý nợ vay cho phù hợp với yêu cầu cụ thể.

Với mô hình này nhằm phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất và phát huy tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ.

Bên cạnh đó NHTMCP NTVN cũng tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa các quy trình, quy chế và nâng cao các công cụ quản lý như: Ban hành quy trình xét duyệt khoản vay trên 10% vốn tự có, hướng dẫn Quy chế cho vay khách hàng, sửa đổi Quy định về giới hạn tín dụng, hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp cho phù hợp hơn với thực tế, bước đầu xác định danh mục tín dụng cho toàn bộ hệ thống… nhờ vậy chất lượng tín dụng của NHTMCP NTVN trong những năm qua được cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu trong ngân hàng thương mại thực trạng và giải pháp trong ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam.doc (Trang 60 - 62)