Đánh giá về công tác quản trị nợ xấu tại NHTMCP Ngoại Thương Việt

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu trong ngân hàng thương mại thực trạng và giải pháp trong ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam.doc (Trang 68 - 79)

Nam

2.3.1. Kết quả đạt được

Từ sự phân tích trên, có thể thấy rằng, mấy năm vừa qua, NHTMCP NTVN đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng chung và công tác hạn chế nợ xấu nói riêng, cụ thể như sau:

2.3.1.1. Khẳng định được vị thế mới của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam trên thị trường cho vay

Trong những năm qua, NHTMCP NTVN luôn được biết đến như một Ngân hàng hoạt động tốt nhất, có uy tín trong giao dịch trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2009 đạt 25.6%, tổng dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2009 là 141.621 tỷ VND. Nếu so sánh với các NHTMCP NTVN khác, thị phần tín dụng của NHTMCP NTVN cũng được cải thiện đáng kể, cụ thể là tăng khoảng 3.2% trong vòng 3 năm trở lại đây và đạt mức 12% tính đến cuối năm 2009 [18]. Không chỉ tăng lên về số lượng, NHTMCP NTVN còn cải thiện được hình ảnh của mình trên thị trường thông qua các mặt mạnh khác như khả năng và kinh nghiệm thu xếp vốn đối với các dự án lớn, dẫn đầu trong việc triển khai áp dụng các công cụ quản lý rủi ro, chiếm lĩnh thành công thị trường cho vay được SME và tư nhân cá thể, kiểm soát khá tốt tỷ lệ nợ quá hạn, giải quyết nhanh gọn nợ xấu tồn đọng trong giai đoạn trước.

2.3.1.2. Công tác quản trị nợ xấu được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và thống nhất trong toàn hệ thống

Công tác triển khai được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, thống nhất xuyên suốt từ Hội sở Chính đến từng Chi nhánh. Việc tổ chức thực hiện luôn luôn bám sát nội dung các văn bản chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, đặc biệt là chú trọng tới yếu tố thời gian hoàn thành Công tác giải quyết các vướng mắc từ cơ sở cũng được đáp ứng kịp thời thông qua kênh chỉ đạo theo ngành dọc, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc được xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

2.3.1.3. Kết quả xử lý nợ xấu cao

Sau một thời gian tích cực triển khai đồng thời nhiều biện pháp xử lý, đến tháng 12/2009, NHTMCP NTVN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác quản trị nợ xấu, đã xử lý được nhiều khoản nợ tồn đọng trước đó. Cụ thể, chất lượng tín dụng của NHTMCP NTVN trong năm 2009 được cải thiện đáng kể. Đến 31/12/09 tỷ lệ nợ xấu là 2,47% - thấp hơn nhiều so với mức 4,69% vào cuối năm 2008, thấp hơn mức dự kiến mà Đại hội đồng cổ đông cho phép là 3,5%. Về việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro Đến thời điểm 31/12/2009, NHTMCP NTVN đã trích đủ 100% dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Số dư Quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm 31/12/2009 theo Báo cáo kiểm toán hợp nhất là 5.502 tỷ đồng trong đó dự phòng chung là 1.387 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 4.115 tỷ đồng. Trong năm, NHTMCP NTVN đã tích cực áp dụng các biện pháp thu hồi nợ và số tiền thu hồi được ghi vào thu nhập bất thường là 148 tỷ đồng. Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng trên đã góp phần làm trong sạch bảng tổng kết tài sản và giữ gìn uy tín của NHTMCP NTVN trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, mặc dù NHTMCP NTVN đã tích cực áp dụng các biện pháp quản trị nợ xấu, song trong công tác quản trị nợ xấu vẫn còn nhiều hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục kip thời

2.3.2. Hạn chế của quản trị nợ xấu tại NHTMCP NTVN 2.3.2.1. Hạn chế

Kết quả phân loại nợ theo Quyết định 493 của NHNN cho thấy tổng số nợ xấu tại thời điểm 31/12/2009 là 3.498 tỷ VND, chiếm 2.4% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, nợ nhóm 2 bao gồm cả các khoản nợ đã quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã được gia hạn nợ nhiều lần. Vì vậy, trong số nợ nhóm 2 vẫn tồn tại các khoản nợ xấu, hay nói cách khác, nợ xấu thực chất của NHTMCP NTVN vẫn chưa được phản ánh một cách chính xác. Trong khi đó, nếu đem so sánh với một số Ngân hàng khác có tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp, con số tỷ lệ nợ xấu của NHTMCP NTVN vẫn còn ở mức cao. Ví dụ: Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) là 0,41%, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là 0,69%, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là 0,6% (đều dưới 1%), Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TPHCM (HDBank) là 1,1%, Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) là 2%. Tuy tổng dư nợ tín dụng của các Ngân hàng này đều thấp hơn nhiều so với NHTMCP NTVN (Ví dụ, năm 2009, tổng dư nợ tín dụng của ACB là 62.025 tỷ VND, của Sacombank là 55.449 tỷ VND, của ACB là 62.025 tỷ VND, Vietinbank là 118 nghìn tỷ VND, HDBank là 8.231 tỉ VND, Techcombank là 42.093 tỷ VND) nhưng tỷ lệ nợ xấu của họ cũng thực sự là một con số đáng nể mà NHTMCP NTVN cần phải học tập.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn chưa hiệu quả

Hệ thống còn chưa được thống nhất trong các phòng ban, chưa tạo được sự nhất trí cao trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Tuy nhiên, ở NHTMCP NTVN, hệ thống kiểm tra, kiểm soát vẫn chừa phát huy được tối đa vai trò của mình, Vì vậy, kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.

Thu hồi nợ trực tiếp, bán và khai thác tài sản cùng một số biện pháp khác có hiệu quả chưa cao: tại NHTMCP NTVN các khách nợ có nhiều loại khác nhau, để thu được nợ thì phải phân loại và có các chính sách hợp lý, song kết quả thu nợ không cao. Hơn nữa, khi sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tiếp cận được vốn tín dụng từ Ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợ đến hạn từ phía khách hàng khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Đồng thời lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận giảm, kèm theo đó là năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ Ngân hàng dẫn tới nợ quá hạn tăng đột biến. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn dẫn đến những hạn chế trong công tác thu hồi nợ của NHTMCP NTVN.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng

Cơ cấu cho vay không hợp lý

Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực DNNN và xây dựng cơ bản, điều này tiềm ẩn nợ xấu phát sinh. Thực tế cho thấy các khoản nợ chuyển quá hạn trong thời gian qua là: (i) Hầu hết rơi vào các DNNN, (ii) Tập trung tại các Chi Nhánh miền Trung là phần nhiều, (iii) Tập trung vào lĩnh vực xác định cơ sở hạ tầng và các mặt hàng xe máy, ô tô, chế biến thủy hải sản, (iv) Chủ doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật…

Khó khăn về phía thị trường:

Trong thời gian qua, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung tuy có dấu hiệu phục hồi song cũng gây không ít khó khăn lớn cho các Ngân hàng và công ty khi xử lý tài sản đảm bảo. Nguyên nhân chính do Nhà nước ban hành một loạt các quy chế liên quan đến quản lý đất đai, các chế tài liên quan đến chuyển nhượng nhà đất…

điều này đã khiến cho các Ngân hàng và các công ty khi xử lý tài sản đảm bảo gặp phải các vướng mắc đáng kể.

Trình độ cán bộ hạn chế và rủi ro đạo đức

Hiện nay tại NHTMCP NTVN đã có nhiều đổi mới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ như việc mở ra các kỳ thi tuyển để chọn nhân viên có trình độ cao. Song việc sắp xếp vào các vị trí trong Ngân hàng vẫn chưa được tối ưu, chế độ đãi ngộ chưa được hợp lý, do đó, hàng năm Ngân hàng luôn mất đi một số lượng lớn nhân viên mới tuyển vào. Thời gian gần đây vẫn còn hiện tượng cán bộ làm việc chưa chuyên tâm, chất lượng các báo cáo thẩm định, kiểm tra vốn vay còn nhiều điểm cần khắc phục. Tính chủ động sáng tạo trong công việc còn hạn chế. Thậm chí, tuy không nhiều song vẫn còn có các trường hợp vi phạm Quy chế cho vay, che dấu không báo cáo cho lãnh đạo kịp thời các diễn biến của khoản vay. Vấn đề rủi ro đạo đức thời gian qua cũng còn nhiều bất cập. Tất cả các vụ án này đều liên quan đến các cán bộ của Ngân hàng thoái hóa biến chất.

Kiểm tra kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin chưa đáp ứng yêu cầu

Tại NHTMCP NTVN, phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa đủ mạnh về số lượng và trình độ cán bộ. Thiếu phương tiện và điều kiện nắm bắt thông tin, nên không thực hiện được nhiệm vụ nắm bắt hoạt động của NHTMCP NTVN, đó là công tác kiểm tra kiểm soát không có môi trường công nghệ thông tin hỗ trợ. Bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ làm việc đôi lúc còn bị động do còn phải tham gia vào nhiều những công việc khác ngoài chương trình công tác đã được phê duyệt. Do vậy mà đôi khi đã không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đi đôi với nó là hệ thống thông tin quản lý nghèo nàn, thiếu chính xác và có thể bị bóp méo dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Phòng Thông tin tín dụng đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chỉ đưa ra những thông tin chung chung, chưa thực sự sát với thực tế.

Chưa gắn trách nhiệm của cán bộ liên quan với chất lượng tín dụng

Việc triển khai xử lý nợ xấu chưa gắn với việc quy trách nhiệm đến cán bộ tín dụng và người có trách nhiệm liên quan. Thực tế xem xét từng trường hợp đề nghị xử lý rủi ro cụ thể thấy rằng nguyên nhân của một số khoản nợ xấu là do chưa theo dõi, kiểm soát trước và sau khi cho vay.

Sự phối hợp xử lý nợ xấu giữa các bộ phận

Quá trình xử lý nợ xấu của NHTMCP NTVN cho thấy cơ chế điều hành và sự phối hợp giữa các phòng ban tại Hội Sở Chính với các Chi Nhánh và đặc biệt là với AMC còn yếu. Dẫn đến việc các phòng ban chức năng Hội Sở Chính không quản lý và nắm bắt được tình hình thực hiện xử lý nợ của AMC và các Chi Nhánh

Nguyên nhân từ phía khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, cũng cần xét đến nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng, cụ thể như sau:

Một là: Kỹ thuật, trình độ sản xuất của Doanh nghiệp chưa cao, tính toán chọn

phương án kinh doanh thiếu thông tin, thiếu chính xác dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, lợi nhuận thấp có khi còn thua lỗ gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng.

Hai là: Khả năng tài chính của Doanh nghiệp còn non yếu nên chỉ một rủi ro

nhỏ cũng làm mất khả năng thanh toán không trả nợ được Ngân hàng.

Ba là: Tư cách đạo đức của người đi vay. Đến hạn trả nợ lãi họ không chịu trả

trong nhiều tháng liền khiến cho các khoản vay đều bị chuyển thành nợ xấu.

Bốn là: Sử dụng vốn sai mục đích như dùng vốn của Ngân hàng để kinh doanh

những ngành nghề không hợp pháp.

Nguyên nhân khách quan

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Từ tình trạng phát triển bong bóng trong thị trường nhà đất Mỹ, cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc đã nổ ra, rồi sau đó lan rộng thành khủng hoảng tài chính. Sự kiện Ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ hồi trung tuần tháng 9.2008 như cú vỡ của một khối ung, kéo theo đó là hàng loạt vụ phá sản. Ngành tài chính Mỹ suy sụp, dẫn tới sự chao đảo của tài chính toàn cầu. Tình hình nghiêm trọng đến mức đảo quốc Iceland cũng trượt tới bờ vực phá sản.

Từ lĩnh vực tài chính, cuộc khủng hoảng đã lan rộng tới toàn bộ nền kinh tế. Sức mua giảm, đơn đặt hàng giảm, sản xuất công nghiệp đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp tăng... Ngành công nghiệp ô tô của Mỹ là một ví dụ. Tưởng chừng bất khả chiến bại, nhưng rốt cuộc các đại gia ô tô Detroit đã lún vào thảm họa và phải nhờ tới tiền cứu

trợ của chính phủ để cầm cự. Các tên tuổi lớn trong ngành ô tô thế giới như Toyota, Hyundai... cũng cắt giảm sản xuất, thậm chí Toyota còn tạm ngưng hoạt động tất cả 12 nhà máy ở Nhật Bản trong một thời gian. Và rồi, điều khủng khiếp nhất nhưng đã được dự báo trước đã xảy ra. Hàng loạt nền kinh tế mạnh như Nhật Bản, Đức, Mỹ... đều tăng trưởng âm, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm liên tục ở mức kỷ lục: 2,2% trong tháng 11 và 2,8% trong tháng 12.2008 so với cùng kỳ năm trước. Tình hình bết bát tới mức người ta đã gọi những gì đang xảy ra là "Đại suy thoái phiên bản 2.0" nhằm liên hệ tới cuộc Đại suy thoái thời thập niên 30 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế Mỹ suy thoái trung bình 14% năm và tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25%. Vào thời điểm cuối năm 2008, hầu hết các dự báo đều cho rằng các nền kinh tế lớn như Mỹ, Đức, Nhật Bản sẽ tiếp tục suy thoái, nhưng có thể hồi phục vào cuối năm 2009. Trong bi quan, người ta vẫn giữ được chút lạc quan vì vào thời điểm đó vẫn còn một số cơ sở để niềm hy vọng bám víu, như sự kiện ông Barack Obama - một nhân vật có sức truyền cảm hứng mãnh liệt - tiếp quản Nhà Trắng cũng như hàng loạt kế hoạch kích cầu - cứu trợ của Mỹ và nhiều nước khác. Tuy nhiên, khi bước vào năm mới được 1 tháng, sự lạc quan ít ỏi đó đã tan biến.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng với ngành tài chính Ngân hàng thế giới nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng toàn cầu khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ mà cội nguồn sâu sa là việc cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng đã làm phá sản hàng loạt những Ngân hàng hàng đầu thế giới, hàng đầu nước Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu. Cuộc khủng hoảng cũng đã có những tác động tiêu cực đến ngành Ngân hàng Việt Nam. Đã có lúc tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam bị đe dọa, các khoản nợ xấu ngày càng tăng, làm tổn thất nghiêm trọng tới lợi ích của Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng đã có nhiều lần thay đổi về lãi suất, thậm chí một tháng tới 4 lần thay đổi, về dự trữ nội tệ hay ngoại tệ. Nguồn vốn huy động cũng có thời điểm bị thu hẹp, làm giảm khả năng kinh doanh, giảm tính thanh khoản của Ngân hàng. Trong cuộc khủng hoảng cũng đã có những dự báo về tình hình sáp nhập, mua

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu trong ngân hàng thương mại thực trạng và giải pháp trong ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam.doc (Trang 68 - 79)