Tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu trong ngân hàng thương mại thực trạng và giải pháp trong ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam.doc (Trang 83 - 87)

NHTMCP NTVN cần củng cố, kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hệ thống kiểm tra nội bộ chuyên trách và các cán bộ kiểm tra hoạt động độc lập với các bộ phận nghiệp vụ và được độc lập đánh giá, kết luận, kiến nghị trong hoạt động kiểm tra kiểm toán.

Xây dựng hoàn chỉnh các quy chế, quy trình kiểm tra. Xây dựng chương trình kiểm tra định kỳ (kể cả hệ thống giám sát từ xa) để giám sát phòng ngừa phòng ngừa mọi sai sót, mọi hành vi vi phạm pháp luật để bảo đảm an toàn hoạt động kinh doanh toàn hệ thống và từng đơn vị thành viên. Chủ động kiểm tra kiến nghị xử lý các trường hợp sai phạm, đảm bảo mọi hoạt động của Ngân hàng đều được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ.

Hệ thống kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và việc kiểm tra giám sát bảo đảm thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng. Trên cơ sở xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung của Ngân hàng, xây dựng và phát triển hệ thống thu thập, quản lý và cung cấp thông tin quản lý rủi ro trên tất cả các mặt hoạt động phục vụ cho việc kiểm tra kiểm soát đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, cũng cần chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện những kiến nghị của kiểm tra NHNN.

Bên cạnh đó, tại các Chi nhánh, mỗi bộ phận bố trí tối thiểu 02 kiểm toán viên. Cách bố trí này sẽ giúp các kiểm toán viên hỗ trợ nhau về nghiệp vụ cũng như kiểm soát lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình kiểm soát, mỗi bộ phận có thể thực hiện kiểm soát một cách chủ động làm việc của mình theo dõi. Việc xác định và thực hiện kế hoạch kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện theo ngành dọc: Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ xây dựng và trình Trưởng ban kiểm tra kiểm soát nội bộ kế hoạch kiểm tra để tổng hợp. Kế hoạch tổng hợp sẽ được đem trình Tổng Giám Đốc phê duyệt. Trong trường hợp giữa Tổng Giám Đốc và Trưởng ban kiểm soát không có sự thống nhất thì trưởng ban kiểm soát sẽ quyết định. Cuối ngày giao dịch, phòng tín dụng chuyển hồ sơ phát sinh trong ngày cho bộ phận kiểm tra, kiểm soát. Bộ phận kiểm tra, kiểm soát thực hiện: cần phải xác định đánh giá chính xác về tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ vay vốn. Đặc biệt là tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn như: đơn xin vay, phương án sản xuất.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm của kiểm toán viên nội bộ, cũng như lãnh đạo các phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ do Hội đồng Quản trị thực hiện trên cơ sở đề xuất

của Tổng Giám Đốc có sự hiệp thương với Trưởng ban kiểm soát của Đại hội cổ đông.

Bổ sung sửa đổi các quy chế về kiểm tra kiểm soát nội bộ theo hệ thống trên và phù hợp với các quy định hiện hành của NHNN. Trong đó, phái có cơ chế đảm bảo việc kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng được thực hiện thường xuyên, thậm chí thường nhật.

3.2.2.9. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng và phân tích đánh giá các thông số trong quản lý rủi ro tín dụng

Để thực hiện được tốt công tác thẩm định thì cần phải có hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, cập nhật, kịp thời. Thông tin đảm bảo yêu cầu sẽ giúp việc thẩm định có được những quyết định phù hợp. Vì vậy nâng cao chất lượng thông tin là vấn đề mà NHTMCP NTVN cần quan tâm. Nội dung của công việc này là:

- Tiến hành thu thập thông tin về khách hàng từ tất cả các kênh: trung tâm

thông tin tín dụng, từ nguồn thông tin nội bộ, từ Internet... NHTMCP NTVN cũng cần nắm được xu hướng phát triển đối với các lĩnh vực, ngành nghề cho vay. Trên cơ sở đó tập hợp, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra, có cơ sở tính toán xác định hạn mức rủi ro, quản lý và xử lý rủi ro cho phù hợp với thực tiễn hoạt động.

- Tổ chức hệ thống thông tin quản lý phải đạt được các yêu cầu đối với quản trị doanh nghiệp: đó là thông tin thông suốt từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên,

kịp thời, chính xác, đầy đủ, cập nhật. Quản trị mạng theo mô hình Ngân hàng hiện đại, an toàn, bảo mật.

Về việc phân tích đánh giá các thông số trong quản lý rủi ro tín dụng, NHTMCP NTVN cần phải làm tốt các việc sau:

- Phân tích, đánh giá cơ cấu tài sản nợ: Tiến hành nghiên cứu phân tích toàn

diện môi trường kinh doanh để dự báo về xu hướng vận động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, của lãi suất và tỷ giá hối đoái từ đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn phù hợp. Diễn biến tăng giảm cơ cấu các loại vốn trong tổng nguồn vốn, mối quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế chính sách huy động và điều hành vốn có hiệu quả nhất. Xây dựng các chỉ tiêu an toàn về huy động vốn phù hợp với cơ cấu

nguồn vốn tối ưu và tốc độ tăng trưởng hiệu quả tài sản có

- Phân tích, đánh giá cơ cấu tài sản có: Chủ yếu đánh giá tình hình thu nhập,

chi phí, kết quả kinh doanh. Đánh giá các khoản thu nhập, chi phí so với mức độ sử dụng vốn hoặc so với khối lượng vốn huy động, việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi, tỷ lệ nộp thuế ảnh hưởng tới thu nhập. Cần thận trọng nghiên cứu, sàng lọc, lựa chọn các dự án đầu tư có triển vọng tốt, hiệu quả cao để cho vay trên cơ sở thực hiện chuyên môn hoá việc theo nhóm khách hàng, loại dịch vụ và từng ngành, nghề. Phân loại tài sản có theo quy định các hạn mức đầu tư phù hợp với mức độ rủi ro nhằm hạn chế nợ xấu. Sử dụng có hiệu quả hệ thống các chỉ tiêu phòng ngừa rủi ro và điều chỉnh linh hoạt phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của khách hàng cũng như mục tiêu sinh lời của Ngân hàng.

- Phân tích, đánh giá thực hiện quy định về các tỷ lệ để đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng: Vốn tự có, tài sản có rủi ro được tính theo quy định về

các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, việc chuyển nhượng cổ phần, góp vốn mua cổ phần doanh nghiệp, vốn pháp định, vốn điều lệ.

- Phân tích, đánh giá về đánh giá khả năng chi trả: Tài sản có có thể thanh

toán ngay so với tài sản nợ phải thanh toán ngay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc. đánh giá rủi ro thanh khoản, cân đối vốn và sử dụng vốn, tăng trưởng tài sản có, tài sản nợ và các khoản vốn lớn.

3.2.2.10. Đổi mới công nghệ Ngân hàng

Việc đổi mới công nghệ không những đưa ra được những sản phẩm mới, nhiều tiện ích trên cùng một sản phẩm mà còn tạo điều kiện cho công tác quản lý điều hành theo phương pháp hiện đại như hoạt động, kinh doanh phân tán nhưng quản trị điều hành tập trung tại Hội sở chính, cho phép Hội sở chính có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh. Tập trung nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kiểm tra kiểm soát, quản trị rủi ro, bảo mật và an ninh dữ liệu. Các nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường tiếp tục được nghiên cứu, tìm kiếm nhằm mua những chương trình phần mềm hiện đại để theo dõi, kiểm soát rủi ro.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu trong ngân hàng thương mại thực trạng và giải pháp trong ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam.doc (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w